Vụ thảm kịch Itaewon: Hé lộ nhiều chi tiết gây sốc
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Mới đây, mạng xã hội lan truyền chóng mặt đoạn clip ghi lại sự việc một bé trai không may tròng cổ vào sợi dây khiến cơ thể treo lơ lửng vô cùng nguy hiểm.
Được biết, sự việc xảy ra vào khoảng 10h ngày 22/1 vừa qua. Theo nội dung đoạn clip, bé trai (khoảng 3 tuổi) đang cùng chơi với 2 cháu bé khác trong sân nhà. Bé trai này hì hục lăn chiếc thùng phuy cỡ lớn đến sát cổng, gắng sức trèo lên để chạm đến chiếc dây đã buộc sẵn từ bao giờ.
Đứng trên chiếc thùng phuy bé trai bất ngờ tròng cổ mình vào sợi dây, cùng lúc chiếc thùng lăn đi khiến cơ thể cậu bé treo lơ lửng trên cổng. Cậu bé dùng tay cố tháo chiếc dây nhưng không được, giãy đạp hồi lâu trên cổng và có dấu hiệu lịm dần.
Khi thấy cậu bé gặp nạn, 1 bé trai khác nhỏ tuổi hơn (khoảng 1 tuổi) đã chứng kiến nhưng còn quá nhỏ nên không thể ý thức được gì. May mắn thay, bé gái lớn tuổi (được cho là chị gái) đã kịp phát hiện và giúp nâng người em trai mình lên tránh tắc thở, đồng thời hét lớn gọi mẹ. Khi người mẹ chạy đến nơi, cậu bé gặp nạn đã được đưa xuống đất, cơ thể gục xuống gần như bất động. Bé được mẹ vội vã bế vào trong nhà.
Theo một số dân cư mạng, hiện tại bé trai trong đoạn clip đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Ngay sau khi được đăng tải đoạn clip trên đã khiến dân mạng hết sức hoảng hốt và lo lắng. Tất cả đều cầu mong bé trai gặp nạn trong sự việc sẽ bình an, mạnh khỏe. Bên cạnh đó rất nhiều người cho rằng sự việc là bài học lớn cho những gia đình có trẻ nhỏ, hành động của cậu bé chính là sự bắt chước qua những nội dung được xem trên phim ảnh hoặc internet.
Thực tế, đã xảy ra không ít sự việc trẻ nhỏ bắt chước video trên mạng và tự gây nguy hiểm cho chính mình, dẫn đến hậu quả đau lòng, thậm chí là cái chết. Do vậy, việc kiểm soát nội dung giải trí cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Một số bình luận từ cộng đồng mạng:
- "Cái này là bắt chước trên trên mạng đây mà, lỗi do bố mẹ đầu tiên vì không kiểm soát những gì con mình xem được".
- "Trẻ con rất dễ bắt chước những gì chúng xem trên mạng, bố mẹ phải cực kỳ sát sao. May cháu này là có chị phát hiện kịp không thì hậu quả khôn lường".
- "Không phải là mẹ mình xem clip còn thấy xót xa. Chỉ mong bé tai qua nạn khỏi".
Hiện đoạn clip trên vẫn đang được chia sẻ rộng rãi trên MXH.
Trước đó vào tháng 10/2020 cũng xảy ra trường hợp tương tự nhưng thương tâm hơn. Tại quận Tân Phú, TP. HCM bé gái D. (5 tuổi) phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do bắt chước "trò chơi treo cổ" trên internet.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho biết: "Thời điểm bé D. cấp cứu vô cùng nguy kịch đội ngũ các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng bé ngưng thở, chết não, ngưng tim sau 4 giờ cấp cứu dẫn tới bé không qua khỏi".
Được biết, bình thường bé D. xem rất nhiều kênh khác nhau trên mạng internet, trong đó có vài lần gia đình phát hiện bé xem những kênh có nội dung xấu, bạo lực. Gia đình khuyên bảo bé tắt và bé vâng lời làm theo.
Sự việc xảy ra khi bố mẹ bé D. đi làm, bé ở nhà với ông bà ngoại. Chỉ 3 phút không để ý, bé D. đã lấy một chiếc khăn voan buộc vào thành giường tầng trong phòng ngủ và tự treo cổ mình.
Khi gia đình phát hiện thì D. đã bất tỉnh. Gia đình tức tốc đưa D. đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cấp cứu.
Qua cái chết thương tâm của bé D., bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyên các bậc cha mẹ nên chú ý đến con trẻ nhiều hơn, khi trẻ có biểu hiện hay chơi các trò lạ cần phải hỏi nguồn gốc từ đâu để kịp thời kiểm soát.
Hãy một lần nghiêm túc kiểm tra những chương trình mà con cái vẫn thường xem, chọn lọc những chương trình phù hợp, khóa các chức năng truy cập các kênh Youtube của người lớn.
Đồng thời, phân bổ thời lượng hợp lý để các bé không bị nghiện, phụ thuộc quá nhiều vào chiếc điện thoại, máy tính bảng, tivi và có cơ hội học theo nội dung độc hại.
Đáng buồn, sự việc trên không phải hi hữu. Trước đó, vào tháng 11/2019, bé trai Đ.T.K (7 tuổi, ở huyện Nhà Bè, TP HCM) cũng làm theo trò 'thắt cổ nhưng vẫn thở được" trên YouTube. Gia đình phát hiện bé treo cổ bằng chính chiếc khăn quàng đỏ, hai chân bé cách mặt đất một đoạn khá xa, người tím ngắt, ngất lịm. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên bé K đã may mắn giữ được tính mạng. Khi được hỏi lý do, bé K cho biết em đã nhiều lần xem trò chơi "chết đi sống lại" trên YouTube. Trong video đó, nhân vật hướng dẫn cách thắt cổ nhưng vẫn thở được mà không chết nên bé đã làm theo.
Tương tự, một bé trai khác sau khi xem clip trên mạng đã bắt chước hành động siêu nhân nhện nên đập tay thật mạnh vào kính khiến tay bị đứt mạch máu. Còn tại Hà Nội, cách đây không lâu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận Đ.D. (15 tuổi, quê Hải Dương) trong tình trạng đa chấn thương do chế thuốc nổ theo video hướng dẫn trên YouTube.
Thời gian đó, cộng đồng mạng dậy sóng khi trên YouTube xuất hiện nhiều video mang tên thử thách Momo ( Momo challenge) có nội dung độc hại, hướng dẫn trẻ em tự sát. Theo đó, khi trẻ em xem video trên kênh này có thể liên lạc với Momo - một phụ nữ có hình dáng quái dị với đầu người, mình gà, tóc đen, mắt lồi. Nhân vật này đã điều khiển trẻ thực hiện những thử thách đáng sợ, kết thúc bằng việc tự sát.
Nữ phục vụ sân golf bị Chủ tịch tập đoàn BĐS 'tác động' tiết lộ bất ngờ, Hiệp hội Golf lên tiếng Jennie08:17:30 12/12/2022Cũng theo chị L., sau khi đi viện điều trị, người đại diện của phía ông D. cũng đã trực tiếp đến thăm hỏi, bày tỏ sự hối tiếc về hành động thiếu chuẩn mực trong lúc nóng giận, cũng như có lời xin lỗi chị và tỏ rõ thiện chí khi có...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
12 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
18 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo