Nhói lòng chuyện cậu bé lạc mẹ ở ga tàu, 40 năm sau đoàn tụ mới biết 1 sự thật
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nhiều người không kìm được nước mắt khi nghe câu chuyện của cậu bé giàu nghị lực KSơn.
Cậu bé 12 tuổi người gầy gò, làn da đen nhẻm nhưng đôi mắt rất sáng. Nắng gió cao nguyên đã biến KSơn dạn dĩ, trưởng thành hơn những cậu bé cùng trang lứa. KSơn vừa nhìn mẹ, vừa nói một câu đầy sự quả quyết: "Mẹ ơi con thấy mẹ tội nghiệp quá, không có ai lo. Con sẽ đi kiếm tiền mua sữa cho cha, cho em...".
Đã 3 năm qua, anh KBun (33 tuổi) - cha của KSơn bị bệnh nặng, người chỉ còn da bọc xương. Anh cũng không rõ bản thân bị bệnh gì, chỉ biết sau một hôm đi hái cà, đầu óc anh choáng váng, ngất lịm trong vườn. Mở mắt ra, anh thấy tay chân tê cứng, người mệt mỏi, đau nhức. Kể từ ngày đó, anh nằm liệt giường, ăn uống, tắm rửa hay vệ sinh đều phải nhờ vào vợ con.
Chị KTuyết (31 tuổi) biết chồng bệnh nặng nhưng nhà nghèo, chị không dám vay mượn ai để đưa anh đi khám. Chị bảo vay rồi sợ rằng sẽ không có khả năng trả....
"Tưởng dần dần sẽ khỏi, nào ngờ càng ngày càng nặng. Lúc trước anh vẫn đi làm bình thường, bảo vợ chỉ cần ở nhà nấu cơm, nuôi con thôi, chồng đi làm là được rồi. Ai ngờ...", chị KTuyết nghẹn ngào.
Cả hai vợ chồng chị KTuyết là người đồng bào dân tộc thiểu số, sống nơi rừng núi bao quanh ở một thôn nhỏ, xã Liên Sơn, huyện Đam Krong, tỉnh Lâm Đồng. Lấy nhau được 13 năm, chị KTuyết sinh được 3 người con. KSơn là anh trai cả, 12 tuổi, ở dưới là cậu em đang đi học trường nội trú cách nhà chục cây số. Ở đó người ta nuôi ăn, ở, lo cả phí học hành cho những con em hộ nghèo. Bé gái 2 tuổi là con út, lúc nào cũng bám mẹ, khóc ngặt.
Từ ngày cha bị bệnh, KSơn trở thành chỗ dựa lớn nhất của mẹ. Học đến lớp 5, KSơn xin mẹ nghỉ, cho đi kiếm tiền nuôi cha và các em. Ngày nào cũng đều như vắt chanh, cậu bé dậy sớm, lên rừng kiếm củi xuống thị trấn bán.
Trước em còn lên cả Đắk Lắk, cách nhà vài chục cây số để đi bốc cám thuê. Mỗi ngày như thế, KSơn được người ta trả công 180k/ngày. Khoản tiền đó khi ấy là con số rất lớn với cậu bé 12 tuổi.
Giờ hết mùa vụ, không ai mướn nữa, KSơn đi nhặt củi, có khi trong thôn xóm ai nhờ công việc gì đó, người ta lại trả em 2, 3 nghìn đồng. Có người đến thăm nhà, hỏi đùa cậu bé rằng sẽ đưa em lên Sài Gòn làm thuê, trả 3 triệu/tháng, em có muốn đi không? KSơn lập tức gật đầu không đắn đo.
Trong suy nghĩ của cậu bé hiếu thảo chỉ mong sẽ kiếm thật nhiều tiền để mua sữa, mua thuốc cho cha. Từ đầu năm nay tới giờ, KSơn đã phụ giúp mẹ kiếm được hơn 2 triệu."Con muốn đi học mà không được. Con phải lo cho em, cho mẹ, cho ba", KSơn thật thà.
Cách đây 1 tháng, một vài mạnh thường quân biết tới hoàn cảnh đã gửi chị KTuyết hơn 4 triệu để đưa chồng đi khám bệnh. Nhưng khi lên đến Bệnh viện Đa khoa Đà Lạt và cả Bệnh viện Sài Gòn, chị chỉ nhận được những cái lắc đầu. Bệnh anh KBun đã diễn biến quá nặng, các bác sĩ trả về vì không cứu chữa nổi nữa.
"Bác sĩ nói chồng bị suy thận, viêm gan, xơ gan, tiểu đường... Nhiều bệnh lắm. Chắc có dấu hiệu từ ngày xưa nhưng không biết, nhà nghèo không có tiền đi khám. Sau này anh đi rồi mấy mẹ con biết bấu víu vào ai...", chị KTuyết buồn rầu.
Từ ngày ở viện về, anh KBun lại càng thêm yếu. Anh không uống nổi sữa, ăn vào đến đâu nôn tới đó. Cả thân hình gầy gò của người cha 33 tuổi chỉ nặng ước chừng 30kg.
KSơn biết bố bệnh nặng khó cứu chữa nên nghỉ kiếm củi, ở nhà lo cơm nước, giặt quần áo và chăm sóc cha. Ngày thường, mấy bố con chỉ ăn cơm trắng với cà, thêm chút rau rừng.
Hôm nào dư dả lắm, chị KTuyết sẽ mua thêm 20 nghìn tiền thịt về nấu cho cả nhà ăn. Những bữa cơm đó, KSơn nhường cha và em gái ăn hết, còn em chỉ ăn canh rau.
Chị Păng Tinh K Măng, đại diện Ủy ban Mặt trận thôn 6 (xã Liên Sơn) cho biết, hoàn cảnh gia đình chị KTuyết rất tội nghiệp. Gia đình chị thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn nhất của xã. Thấy bé KSơn ngoan ngoãn, mới 12 tuổi nhưng rất hiểu chuyện, vừa chăm bố và các em, dân làng rất thương.
Chị Măng cho biết thêm: "Trước gia đình được mạnh thường quân hỗ trợ xây dựng cho căn nhà tình thương, đợt vừa rồi cũng quyên góp tiền cho vợ chồng đi khám. Nhưng bệnh nặng quá, người ta trả về, nói rằng đến giai đoạn cuối rồi. Hàng xóm cũng qua lại thăm hỏi, động viên cố gắng, ai cũng xót xa cho mấy mẹ con.
Có bé KSơn mới nghỉ học được 1 năm nay, cháu hiếu thảo, rất thương bố. Mọi người khuyên nên cho cháu đi học lại, KSơn cũng bảo cũng thích đến trường nhưng hoàn cảnh không cho phép".
Cụ ông tật nguyền U70 vẫn bới rác kiếm sống vì sợ làm gánh nặng cho gia đình An Nhi18:59:11 03/05/2022Nhiều người không khỏi xót xa khi nghe về hoàn cảnh của cụ ông tật nguyền Phạm Tiến Tài
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo