Cô giáo cởi sạch đồ trong lớp học online có profile khủng, giờ ra sao sau khi bị ném đá?
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn video khi một cô giáo yêu cầu học trò ra khỏi lớp chỉ vì thả nhầm... 1 icon cảm xúc trong group chat Zalo.
Cụ thể trong giờ học online môn Tiếng Anh, một cô bé lớp 4 không biết do vô tình hay cố ý đã thả biểu tượng mặt cười vào đoạn tin nhắn nhắc nhở làm bài tập của cô giáo.
Sau đó, giáo viên này đã nhắn tin vào group chat chung, ghi rõ tên của cô bé này: "Bạn X lớp 4B thả icon mặt cười là ý bạn đang vui mừng đúng không ạ? Vậy bạn có thể dùng học Tiếng Anh nhé". Sau đó, cô học trò đã lên tiếng rằng có sự hiểu nhầm ở đây. Nhưng phụ huynh của em học trò này lại tỏ ra vô cùng bức xúc khi cô giáo đã "bêu tên" bé gái công khai trong group chat.
Người này cho biết: "Không biết icon mặt cười thể hiện điều gì mà cô giáo kêu con bé nghỉ học. Mới lớp 4, 10 tuổi việc sử dụng điện thoại chép bài trên Zalo thì rất dễ ấn nhầm vào thả cảm xúc. Một cô giáo thích nói gì thì nói sao?". Bên dưới đoạn video chia sẻ, nhiều cha mẹ cũng cho rằng nữ giáo viên đang bị nghiêm trọng hóa vấn đề và có cách xử lý không khéo léo. Rất nhiều trường hợp đã thả nhầm icon khi đọc tin nhắn. Bản thân việc thả hình mặt cười cũng không phải điều gì quá nghiêm trọng.
Một phụ huynh cho hay: "Vô tình hay cố ý cũng chỉ là phỏng đoán thôi. Cô giáo có nghiệp vụ Sư phạm thì nên giải quyết nhẹ nhàng vấn đề này thôi. Bêu tên trong group chat thế kia rất ngại cho em học sinh cũng như gia đình". 1 TikToker khác cũng đồng tình với ý kiến này, cho hay: "Là một giáo viên Tiểu học, chữ "nhẫn" cô nên đặt lên đầu tiên. Việc thả một icon không hề tổn hại gì đến cô. Bản thân người lớn khi đọc tin nhắn hay lướt newfeeds thả nhầm icon là chuyện bình thường mà".
Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến tỏ ra thông cảm với áp lực dạy học online của giáo viên khi phải quản lý gián tiếp hàng chục em học sinh. Song dù trong trường hợp nào, cô giáo cũng nên có cách giải quyết nhẹ nhàng, tránh việc công khai nêu khuyết điểm của học sinh trước lớp.
Được biết sau vụ việc trên, gia đình đã nhắn tin riêng với giáo viên nhưng cô giáo không xem. Gọi 3 cuộc điện thoại thì 1 cú tắt ngang, 2 lần từ chối. Nữ giáo viên đã nhắn tin trong group chat, cho rằng việc nhắn cứng rắn như vậy chỉ vì muốn nhắc nhở học sinh không cầm điện thoại nghịch lung tung. Cô giáo nhắn lại: "Phụ huynh bình tĩnh nghe cô nói. Cô chỉ nhắn tin nói cho cháu hiểu và để sau này không điện thoại nhắn tin lung tung". Cô giáo cũng cho biết thêm: "Phụ huynh có buồn khi mà một người giáo viên như cô rất nhiệt tình hướng dẫn học sinh như vậy mà lại nỡ lòng nào đưa cô ra để bình luận, trong khi cô hoàn toàn tâm huyết với học sinh". Hiện tại, cô giáo này đã xóa tin nhắn"bêu tên" trước đó, đồng thời xin lỗi học sinh trong group chat chung.
Cách đây không lâu, mạng xã hội Trung Quốc cũng bàn tán xôn xao về drama group chat xảy ra giữa phụ huynh và học sinh. Cụ thể, mẹ của một em học sinh tiểu học đã gửi tin vào nhóm chat của lớp con và hỏi: "Cô giáo, cô đã ngủ chưa?". Hóa ra lúc bấy giờ trời đã khuya nhưng con gái cô vẫn chưa làm xong bài tập về nhà. Nhìn thấy con loay hoay với cả đống bài dang dở, người mẹ cảm thấy vừa đau lòng, vừa bức xúc.
Người mẹ tiếp tục nhắn: "Cô giáo đã ngủ rồi à? Bài vở nhiều thế này, đến giờ con gái tôi còn chưa được đi ngủ nữa đây". Sau khi thấy tin nhắn này, nhiều phụ huynh khác cũng trong hoàn cảnh tương tự không kiềm chế được cảm xúc và bắt đầu đồng loạt gửi lời phàn nàn đến cô giáo.
Các phụ huynh cho biết con họ thường xuyên phải thức đến khuya để làm bài. Nếu không làm thì các em sẽ bị điểm kém, bị cô giáo phạt và còn bị thua kém bạn bè. Vì vậy dù cả bố mẹ và con đều mệt rã rời nhưng không ai dám đi ngủ nếu chưa hoàn thành xong bài vở. Diễn biến sau đó bất ngờ trở nên gay cấn khi vị phụ huynh ban đầu cho ý kiến bỗng nhiên bị cô giáo đuổi ra khỏi nhóm chat. Cảm thấy bất bình trước hành động thái quá của cô giáo, người mẹ liền đăng đàn tố cáo.
Cộng đồng mạng tỏ ra đồng cảm và bức xúc sau khi xem toàn bộ vụ việc. Nhiều bình luận nhận xét người mẹ này rất thẳng thắn và có chính kiến. Suy cho cùng, việc đứng lên thay con nêu ý kiến trái ngược với số đông và với giáo viên có thể khiến con gặp bất lợi trong quá trình học, đây là điều mà nhiều phụ huynh khác không phải ai cũng làm được.
Một số cư dân mạng có con nhỏ đồng tình cho rằng học sinh tiểu học không chỉ làm bài tập rất nhiều mà giáo viên còn yêu cầu phụ huynh phải kiểm tra, tham gia làm bài tập nhà. Ngoài giờ học trên lớp học sinh còn phải tham gia các lớp ngoại khóa bắt buộc. Không cho con theo lớp thì không được nhưng nếu cho theo thì cả bố mẹ và con đều khổ sở và mệt mỏi.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến bày tỏ rằng việc phụ huynh đồng hành trong quá trình học tập của con mình là rất cần thiết và mang lại hiệu quả tốt. Hoạt động này còn giúp nâng cao sự kết nối giữa con cái và bố mẹ. Dù người mẹ nói ra cảm xúc của mình theo kiểu "xách mé", thể hiện sự không tôn trọng đối với giáo viên nhưng hành động của cô giáo hơi thiếu cân nhắc và sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với mối quan hệ giữa giáo viên - phụ huynh. Người thiệt thòi nhất vẫn chính là em học sinh.
Phụ huynh chửi thẳng mặt cô giáo trên lớp học online khiến cộng đồng mạng bức xúc Duyên Trần11:10:57 09/10/2021Mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ngắn ghi lại cảnh lớp học online của học sinh tiểu học. Tại đây một nữ phụ huynh to tiếng và có lời lẽ không đúng chuẩn mực với cô giáo, mặc cho lúc đó lớp học đang có nhiều bạn nhỏ. Người chia...
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo