Thanh niên liều lĩnh thông chốt khi bị CSGT gọi, khiến bạn gái 'run rẩy' sợ hãi
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người thắc mắc, nhân viên thuộc diện cách ly tại nhà phòng dịch COVID-19 nhưng cấp trên vẫn yêu cầu đi làm. Vậy trong trường hợp này, nhân viên đi làm theo yêu cầu thì có bị xử lý và người sếp có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Thời gian qua các cơ quan chức năng đã quyết liệt xử lý các trường hợp vi phạm quy định cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19, trong đó có nhiều vụ việc cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" (Điều 240 Bộ luật Hình sự) như ở TP.HCM và mới đây là Hải Dương.
Liên quan tới việc phòng chống dịch COVID-19, một độc giả là anh M. thắc mắc, bạn anh là T. (tạm trú tại Hà Nội) từng về Hải Dương dịp Tết Tân Sửu trước khi quay lại Hà Nội làm việc, T. thuộc diện cách ly tại nhà theo yêu cầu của TP.Hà Nội nhưng cấp trên của T. vẫn yêu cầu đi làm.
"Trong trường hợp, T. đi làm theo yêu cầu của sếp thì có bị xử lý không? Sếp của T. có phải chịu trách nhiệm nếu nhân viên mắc COVID-19 và làm lây lan dịch bệnh? " - anh M. đặt câu hỏi.
Trao đổi với PV về thắc mắc của anh M., luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý) cho biết, UBND TP.Hà Nội đã có thông báo yêu cầu toàn bộ trường hợp về từ Hải Dương (thời điểm từ 0h00 ngày 2/2) và các ổ dịch tại tỉnh thành khác (trong thời gian 14 ngày vừa qua), lập tức thực hiện tự cách ly y tế tại nhà đến khi đủ 14 ngày (nếu qua 14 ngày thì tự cách ly đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính).
Như vậy, nếu T. thuộc đối tượng từ Hải Dương về Hà Nội từ ngày 2/2 thì phải tự cách ly tại nhà theo quy định của TP.Hà Nội.
Trường hợp T. thuộc diện cách ly nhưng vẫn đi làm theo yêu cầu của cấp trên thì T. đã vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế quy định tại Điểm b (Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), Khoản 1, Điều 11, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (Nghị định 117/2020/NĐ-CP) với mức phạt từ 5-10 triệu đồng.
Tương tự, người sếp của T. biết nhân viên của mình thuộc diện cách ly nhưng vẫn buộc đi làm sẽ bị xử lý về hành vi "Không tổ chức cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật" quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 5-10 triệu đồng", luật sư Kiên nói.
Đồng quan điểm với luật sư Kiên, luật sư Trần T. Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho biết thêm, dịch COVID-19 là dịch truyền nhiễm nhóm A, trong trường hợp T. có kết quả chẩn đoán là dương tính với SARS-CoV-2 nhưng vẫn đi làm thì sẽ bị xử phạt sẽ nặng hơn, từ 15-20 triệu đồng vì từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Tương tự, sếp của T. cũng sẽ bị xử phạt về hành vi không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (điểm a, khoản 2, Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Các luật sư cảnh báo, sự việc sẽ nghiêm trọng hơn nữa nếu xảy ra trường hợp T. mắc COVID-19 và làm lây lan bệnh cho người khác trong lúc rời khỏi nơi cách ly (tại nhà).
"Nếu xảy ra trường hợp này, cả T. và sếp của T. sẽ phải đối mặt với việc bị cơ quan tố tụng khởi tố, xử lý hình sự về tội "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" - luật sư Anh cho hay.
Theo hai vị luật sư, trường hợp của T. hay bất kỳ người lao động nào khác, nếu thuộc diện cách ly tại nhà thì cần kiên quyết từ chối yêu cầu đi làm của cấp trên vì hành vi rời khỏi nơi cách ly là vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh lớn, ảnh hưởng tới công tác chống dịch của cả nước, trong khi bản thân sẽ đối mặt với hậu quả nặng nề về pháp lý.
Liên quan đến xử phạt tung tin sai về COVID, Ngày 24/2, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ra Quyết định số 36/QĐ-XPVHC xử phạt vi phạm hành chính với L.T.H (sinh năm 1992, ở phường Phúc La, quận Hà Đông) vì đã đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật về dịch Covid-19.
Căn cứ theo các quy định pháp luật, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã phạt tiền L.T.H 7,5 triệu đồng và buộc phải gỡ bỏ thông tin vi phạm (hiện đã tự gỡ bỏ thông tin vi phạm).
Trước đó, Công an quận Cầu Giấy đã triệu tập chị N.T.T. (SN 1989, ở Cầu Giấy, Hà Nội) để làm rõ hành vi đăng tải nội dung bôi nhọ, cán bộ và người dân Hải Dương trong phòng, chống dịch COVID-19.
Công an quận Cầu Giấy đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với chị T. về hành vi "Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân" theo điểm a, Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính Phủ.
Căn cứ vi phạm này chị T. sẽ bị phạt 7,5 triệu đồng.
Bắc Giang: Người phụ nữ F1 theo hội Thánh không chịu đi cách ly, phải dùng xe thang cưỡng chế team youtuber11:14:54 27/05/2021Mới đây, mạng xã hội bức xúc trước thông tin một người phụ nữ là F1 nhưng cố tình không hợp tác với lực lượng y tế, bị cưỡng chế cách ly tập trung. Cụ thể, sự việc được ghi lại xảy ra tối nay 26/5 trên địa bàn Phường Thọ Xương, tỉnh...
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo