Bát Nguyệt Trường An - Bà hoàng ngôn tình “thanh xuân vườn trường” của Trung Quốc

Hà Hà14:30 11/09/2021

 5  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Bát Nguyệt Trường Annhà văn hiện đại nổi bật của Trung Quốc. Thể loại truyện nhiều nhất của cô là đề tài thanh xuân, có rất nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim để lại dấu ấn khó phai trong lòng khán giả.

Một số tác phẩm nổi tiếng của Bát Nguyệt Trường An có thể kể đến như Xin chào, ngày xưa ấy, Điều tuyệt vời nhất của chúng ta, Thầm yêu Quất sinh Hoài Nam, Lá thư không đề tên người gửi và Năm năm bị đ.ánh cắp.

Bát Nguyệt Trường An - Bà hoàng ngôn tình thanh xuân vườn trường của Trung Quốc - Hình 1

Bát Nguyệt Trường An tên thật là Lưu Uyển Hội, sinh năm 1987 tại thành phố Cáp Nhĩ Tân. Trước khi bắt đầu với nghiệp viết, nữ nhà văn đã tham gia không ít những cuộc thi và hoạt động xã hội như đại diện tỉnh Hắc Long Giang thi APEC lần thứ hai tại tuần lễ khoa học kỹ thuật thanh niên thế giới do Bộ Giáo dục tổ chức hay trở thành đại sứ sang Thái Lan tham gia hoạt động "Thái Lan trong mắt tôi".

Năm 2006, Bát Nguyệt Trường An trở thành trạng nguyên khoa Văn của thành phố Cáp Nhĩ Tân trong kì thi Đại học, cô đăng ký vào ngành Tài chính, Học viện Quản lý Quang Hoa thuộc Đại học Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc theo học ngành tài chính không hề ảnh hưởng đến niềm đam mê viết lách của Bát Nguyệt Trường An.

Đến năm cuối đại học, cô đăng ký tham gia chương trình trao đổi sinh viên một năm tại Đại học Waseda, Nhật Bản. Khoảng thời gian ở Nhật giúp Trường An nảy nở không ít ý tưởng, nguồn cảm hứng vào quá trình sáng tác.

Sau khi tốt nghiệp, Bát Nguyệt Trường An ra mắt tác phẩm Xin chào, ngày xưa ấy. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của Dư Châu Châu, cô là một người lạc quan và luôn cố gắng bảo vệ mình cùng những người thân yêu. Tuy nhiên lúc này cô vẫn chưa có ý định trở thành nhà văn chuyên nghiệp. Trường An chuyển tới Thượng Hải làm trong ngành tài chính, công việc này giúp cô có thu nhập cao và một cuộc sống sung túc. Đến năm 2011, Xin chào, ngày xưa ấy đạt thành tích đứng đầu trong bảng xếp hạng một trăm cuốn ngôn tình tiêu biểu trên Douban, một trang mạng xã hội nổi tiếng chuyên đ.ánh giá truyện, phim ảnh và bài hát của Trung Quốc.

Cô được chủ biên Triệu Trường Thiên khen ngợi là thế hệ nhà văn mới, là tác gải xuất sắc và phổ biến được hoan nghênh nhất trên mạng Tấn Giang, được Douban cho điểm cao nhất trong mục tác giả viết về văn học t.uổi trẻ nên cô là một tác gia văn học thanh xuân tên t.uổi hàng đầu Trung Quốc. Các tác phẩm của Bát Nguyệt Trường An, đều hướng tới đối tượng là t.uổi thanh xuân tươi trẻ và cô nàng thiếu nữ mơ mộng, đang có những rung cảm đầu tiên trong đời và quá trình trưởng thành đầy màu sắc của họ.

Bát Nguyệt Trường An - Bà hoàng ngôn tình thanh xuân vườn trường của Trung Quốc - Hình 2

Nhắc đến Bát Nguyệt Trường An, người ta nghĩ ngay đến tác phẩm Điều tuyệt vời nhất của chúng ta. Tác phẩm này được chuyển thể thành phim năm 2016 do Đàm Tùng Vận và Lưu Hạo Nhiên đóng chính. Trong truyện, Cảnh Cảnh là một cô gái mới lớn từ n.ữ s.inh trường bình thường may mắn đổ vào trường cấp ba trọng điểm Chấn Hoa. Cảnh Cảnh vô tư cùng niềm đam mê nhiếp ảnh vô bờ bến, cô có nhan sắc tầm thường, học lực tệ, may mắn được ngồi cạnh Dư Hoài, n.am s.inh học vô cùng giỏi. Nhưng Dư Hoài không phải soái ca hoàn hảo, gia cảnh anh khá khó khăn, còn Cảnh Cảnh cũng không phải nữ chính yếu đuối. Giữa hai người họ không ai là hoàn toàn không có khuyết điểm, không ai là ủy mị, nhu nhược, họ là những điểm bù trừ cho nhau, tạo nên một mảnh ghép rắn chắc.

Nhưng đùng một cái Dư Hoài biệt vô âm tính 10 năm khiến Cảnh Cảnh vô cùng hụt hẫng. Trong quãng thời gian này Lộ Tinh Hà - cậu bạn công tử nhà giàu hết mình theo đuổi Cảnh Cảnh, nhưng rồi Dư Hoài xuất hiện, chỉ với một câu nói "Xin lỗi tớ đến muộn" mà 56 lời tỏ tình của Lộ Tinh Hà không là gì cả... Một câu nói trong truyện cực kỳ nổi tiếng và thường xuyên được cư dân mạng lan truyền, chính là: "Cậu ấy của năm đó là cậu ấy tuyệt vời nhất, còn tôi của mãi tận sau này mới là tôi tuyệt vời nhất. Giữa những cái nhất đó của chúng tôi cách nhau một t.uổi trẻ. Có chạy nhanh mấy cũng không đuổi kịp thanh xuân".

Bát Nguyệt Trường An - Bà hoàng ngôn tình thanh xuân vườn trường của Trung Quốc - Hình 3

Bộ phim chuyển thể gần nhất của Bát Nguyệt Trường An chính là Thầm yêu: Quất sinh Hoài Nam với hai diễn viên chính là Chu Nhan Mạn và Triệu Thuận Thiên. Trong truyện, Lạc Chỉ là một cô gái rụt rè, nhút nhát nhưng lại có khả năng văn chương xuất sắc, những bài văn của cô thường được đọc cho khoa tự nhiên nghe, nhưng suy cho cùng lại là một n.ữ s.inh vô cùng mờ nhạt. Thịnh Hoài Nam là một chàng trai hòa đồng, nổi trội nhất ban tự nhiên, anh giỏi thể thao nhưng không kiêu ngạo, là niềm khao khát của n.ữ s.inh trong trường, trong đó có cả Lạc Chỉ.

Lạc Chỉ muốn được Hoài Nam chú ý nhưng không dám trực tiếp làm quen, cô chỉ có thể nỗ lực viết văn thật hay để giáo viên đọc cho lớp Hoài Nam nghe, nhưng anh lại chẳng thích văn vẻ nên thường xuyên ngủ gục. Lạc Chỉ có một quyển nhật ký viết về Hoài Nam nhưng cũng bị bỏ dở khi biết tin anh có bạn gái.

Cứ như thế, Lạc Chỉ luôn mờ nhạt và vô danh trước một Hoài Nam có quá nhiều người biết đến, ba năm cấp ba ở trường Chấn Hoa kết thúc, cô để lại trên tường một dòng chữ: "Lạc Chỉ yêu Thịnh Hoài Nam, không ai hay biết". Lên đại học, Lạc Chỉ quyết tâm quên Thịnh Hoài Nam và có bạn trai, nhưng ngờ đâu cô vẫn gặp lại cậu bạn mình đã yêu thầm suốt năm tháng ấy. Lần này, họ có nhiều cơ hội gần gũi nhau hơn, Hoài Nam dần nảy sinh tình cảm với cô bạn rụt rè Lạc Chỉ...

"Lạc Chỉ yêu Thịnh Hoài Nam, cả thế giới không ai hay biết. Thịnh Hoài Nam yêu Lạc Chỉ, cả thế giới đều biết".

Có thể nói, số lượng tiểu thuyết của Bát Nguyệt Trường An không nhiều nhưng đều rất chất lượng, điều đó đã được chứng minh bằng số lượng sách bán ra và cả thành công vang dội khi truyện được chuyển thể thành phim. Nếu yêu thích đề tài thanh xuân, những tác phẩm của Bát Nguyệt Trường An chính là lựa chọn tiêu biểu nhất giúp người đọc quay trở lại quãng đời thanh xuân, khoảng thời gian đẹp nhất, đáng nhớ nhất và có lẽ cũng nhiều day dứt và nuối tiếc nhất.

Bát Nguyệt Trường An - Bà hoàng ngôn tình thanh xuân vườn trường của Trung Quốc - Hình 4

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Andersen - Cha đẻ “Nàng tiên cá” bị người đời khinh miệt từ nhỏ đến lớn vì lý do này

Hà Hà19:14:58 27/08/2021
Hans Christian Andersen (sinh năm 1805 - mất năm 1875) là người Đan Mạch, cha đẻ của những tác phẩm nổi tiếng như Nàng tiên cá, Cô bé bán diêm, Chú lính chì dũng cảm... Gắn liền với t.uổi thơ của t.rẻ e.m trên khắp thế giới, Andersen đã mang đến những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc hấp...

 3  |  0 Thảo luận  |  

Văn mẫu đang làm chai lỳ cảm xúc và triệt tiêu sáng tạo của trẻ

Tin tài trợ
Văn mẫu là những bài văn không bị ép viết theo khuôn mẫu của bao thế hệ học trò lớp trước, của các nhà văn, giáo viên… họ viết bằng chính cảm xúc thật của mình.

Natascha Kampusch - Từ b.é g.ái bị nhốt trong hầm tối 3096 ngày đến nữ nhà văn nổi tiếng

Hà Hà18:23:35 18/08/2021
Natascha Kampusch, sinh năm 1988 ở nước Áo, trong một gia đình không có hạnh phúc trọn vẹn. Cha cô chỉ biết tiêu t.iền còn mẹ phải đối mặt với việc làm thế nào để gia đình có đủ t.iền sống, chi trả cho những hóa đơn dồn dập. Đôi lúc áp lực trong cuộc sống khiến bà trút giận...

 3  |  0 Thảo luận  |  

“Vùng đất thi nhân ngàn năm”, cảnh sắc khiến ai cũng phải ngỡ ngàng

Tin tài trợ
Vùng đất này ở Trung Quốc là nơi mà nhiều nhà văn, nhà thơ lấy cảm hứng sáng tác nên những tác phẩm bất hủ.

“Ký gió” Một thoáng Việt Nam

Tin tài trợ
Ký gió Một thoáng Việt Nam là ghi chép của nhà văn Trịnh Đình Nghi khi mấy năm trước ông ghé thăm khu du lịch chứa đựng ăm ắp những giá trị lịch sử, văn hóa thuần Việt có một không hai này.

Bí quyết đạt điểm cao môn Ngữ văn: Làm chủ kiến thức phần nghị luận

Tin tài trợ
 Trong cấu trúc đề thi minh họa môn Ngữ văn, phần nghị luận văn học giữ vai trò quan trọng, chiếm 5/10 điểm. Đây cũng là phần kiến thức nặng nhất, chiếm nhiều thời gian ôn tập của học sinh. 

Tiết lộ bất ngờ về "nàng tiên cá" ở quê hương danh thủ Đan Mạch Eriksen

Tin tài trợ
Nàng tiên cá, câu chuyện được viết vào năm 1836 bởi nhà văn Đan Mạch Hans Christian Anderson, sau đó được Disney chuyển thể là một trong những truyện cổ tích được t.rẻ e.m yêu thích nhất.

“Đừng Gọi Anh Dậy” của Phúc Du: Lấy cảm hứng từ nhà văn Ernest Hemingway, giọng nữ do Tiên Cookie thể hiện

Tin tài trợ
Là ca khúc cuối cùng được phát hành trong dự án Trạm Cảm Xúc nhưng Đừng Gọi Anh Dậy dường như gây được hiệu ứng mạnh mẽ nhất khi khơi gợi sự đồng cảm từ người yêu nhạc.

Nguyễn Hằng My - Đọc truyện ngôn tình Việt Nam không thể không nhắc đến

Tin tài trợ
Nguyễn Hằng My sinh năm 19xx, thuộc số ít nữ tác giả trẻ được đ.ánh giá cao về khả năng viết các tiểu thuyết, mẩu truyện ngôn tình tiêu biểu như Thanh xuân - tớ vì cậu mà lỡ mất, Anh có thích Paris không?...
phanh nè biến mấtnhất dươnghùng didulisa comebackhằng du mụcchu thanh huyềndịch đườngđám cưới miduminh đạtlisarockstarmiduchưa biết