Bão Trami tăng cấp, đường đi lạ thường, miền Trung nguy cơ lụt lịch sử như 2020
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Sau bão Yagi, một cơn bão khác đang hoành hoành ngoài biển Đông khiến dân tình lo lắng không kém là Trà Mi (tên quốc tế Trami, bão số 6). Vậy ai là người đặt tên cho nó?
Chiều tối 24/10, ông Nguyễn Văn Hưởng, trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết: "Trong những ngày tới, do chịu tác động cùng lúc của hệ thống không khí lạnh và hoàn lưu bão mới hình thành ngoài phía đông Philippines (hiện đang là áp thấp nhiệt đới), nên hướng di chuyển của bão số 6 sẽ còn có sự thay đổi bất thường".
"Đặc biệt khi đi qua quần đảo Hoàng Sa, đến vùng biển ngoài khơi Trung Bộ (sau ngày 26/10) bão số 6 có khả năng di chuyển chậm lại, giảm cấp và đổi hướng, khả năng đổ bộ vào đất liền còn chưa rõ ràng, cần phải theo dõi tiếp", ông Hưởng nói thêm.
Ngoài bão Trà Mi, thời gian qua, thế giới chứng kiến không ít cơn bão có cường độ và tên gọi khác nhau, bên cạnh việc phòng chống bão, rất nhiều người tò mò trước câu hỏi, chúng được đặt tên thế nào? Và câu trả lời như sau: Ủy ban Bão tại Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc (WMO) là cơ quan quyết định thông qua danh sách tên bão nhiệt đới trong các cuộc họp thường niên.
Ủy ban không chỉ lựa chọn dựa trên những tên người cụ thể, mà thường là những cái tên phổ biến và quen thuộc với dân ở các khu vực có bão. Những cái tên đó không mang ý nghĩa hạ thấp mức độ nghiêm trọng của một cơn bão. Thay vào đó là nhằm mục đích gọi các cơn bão dễ dàng hơn.
WMO chọn những cái tên ngắn gọn, riêng biệt của con người - chẳng hạn như Alex, Nigel và Sara - cho các cơn bão trên lưu vực Đại Tây Dương vì chúng dễ gọi và dễ nhớ hơn so với nhiều tên mang tính đặc thù khoa học kèm cả kinh độ lẫn vĩ độ.
Một lý do nữa là có nhiều cơn bão hoạt động cùng lúc, nên đặt tên bão dựa trên ngày tháng cũng có thể gây nhầm lẫn. Nếu có 2 cơn bão đổ bộ vào trong cùng một ngày trong một khu vực, cơn bão mới hơn sẽ có thêm phần hậu tố trong tên gọi của nó.
Vào cuối những năm 1800, bão thường được đặt theo tên của các vị thánh Công giáo. Năm 1953, bão được đặt theo tên phụ nữ vì các con tàu cũng thường đặt theo tên phái yếu. Năm 1979, tên nam giới được thay thế. Và đến ngày nay, tên bão mới được đặt theo hệ thống cụ thể.
Khi một cơn bão nhiệt đới có tốc độ gió duy trì tối đa hơn 63 km/h, WMO sẽ tiến hành đặt tên. Các cơn bão sẽ được đặt tên luân phiên theo danh sách đề xuất. Các tên được lựa chọn bởi cơ quan phụ trách bão nhiệt đới chịu trách nhiệm cho mỗi khu vực bao gồm Trung tâm Khí tượng Khu vực (RSMC) và Trung tâm Cảnh báo Bão Nhiệt đới (TCWC). Có tổng cộng 6 RSMC trên thế giới.
Về vấn đề này, báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thông tin, với riêng khu vực Đại Tây Dương, WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão. Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Theo đó, danh sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Điểm đặc biệt, tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z.
Các quốc gia ở Bắc Ấn Độ Dương bắt đầu sử dụng hệ thống mới để đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới từ năm 2020. Những cơn bão được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, theo từng quốc gia và được đặt bằng những cái tên trung tính.
Quy tắc chung là danh sách đặt tên các cơn bão được đề xuất bởi Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs). Danh sách này, được các cơ quan tương ứng phê duyệt tại các phiên họp hàng năm hoặc hai năm một lần.
Với khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam), phần lớn cơn bão được đặt tên theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm.
Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA) là một trong 6 Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành khu vực thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới. Trung tâm này là cơ quan chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông.
Theo WMO, tên quốc tế của các cơn bão tại Việt Nam được đăng ký bao gồm: SonTinh (Sơn Tinh), CoMay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), LucBinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), BangLang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Tên bão Trà Mi cũng được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt, dựa theo thứ tự lần lượt của cột một trong bảng tên bão dưới đây.
Trà Mi là tên một loài hoa. Hoa trà mi còn có tên gọi khác là hoa sơn trà, hoa có tên khoa học là Camellia Japonica, thuộc chi chè và nguồn gốc từ vùng Đông Á. Hoa trà mi có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, hồng... Dịp Tết Nguyên đán, các gia đình Việt Nam có thú chơi cây trà mi do hoa nhiều, rực rỡ, tươi lâu. Do đó theo lý thuyết thì tên loài hoa này khá phổ biến và quen thuộc nên được dùng đặt cho bão số 6. Tên Trà Mi cũng từng được đặt cho các cơn bão xuất hiện vào năm 2018, 2013 và 2006.
Vậy đâu là tiêu chí đặt tên bão? Theo đó, tên được đề xuất phải trung lập với chính trị và các nhân vật chính trị, tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa và giới tính. Tiêu chí thứ hai là không gây xúc phạm đến bất kỳ nhóm người nào trên thế giới. Bản chất cái tên không mang ý nghĩa hung hãn, độc ác. Tên phải ngắn gọn, dễ phát âm và không gây khó chịu cho bất cứ ai, cũng như có tối đa tám chữ cái và được nêu rõ cách phát âm.
Đặc biệt, tên của bão nhiệt đới ở vùng Bắc Ấn Độ Dương sẽ không được lặp lại. Có các hệ thống đặt tên bão nhiệt đới khác nhau theo từng lưu vực và chúng không chỉ dựa trên tên của con người.
Tên của những cơn bão cũng có thể bị loại bỏ nếu cơn bão đó gây thiệt hại nặng nề về người và của. Thông thường, trong các cuộc họp thường niên của WMO, những cái tên "phạm" phải điều cấm kỵ này sẽ được loại bỏ và thay thế bằng tên mới.
Xót xa hình ảnh quan tài kê cao giữa lũ, con gái bơi xung quanh sợ trôi bàn thờ Phi Yến20:38:25 29/10/2024Vì nước lũ lên nhanh, đường sá bị chia cắt nên một cụ ông ở Quảng Bình qua đời đột ngột chưa thể an táng. Gia đình phải tìm cách kê quan tài lên cao để tránh nước ngập, khiến ai nấy không khỏi xó.t x.a.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo