Huỳnh Hiểu Minh để lộ lý do ly dị Angelababy, không phải vì bạn gái mới?
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Bà Bành Lệ Viên thời trẻ là một ngôi sao nhạc dân tộc và nhạc cách mạng nổi tiếng ở Trung Quốc, được mệnh danh là "giọng hát chốn tiên cảnh". Bà cũng là thạc sĩ thanh nhạc dân tộc đầu tiên tại Trung Quốc, là thiếu tướng văn công trẻ tuổi nhất nước.
Bà Bành Lệ Viên sinh ra ở tỉnh Sơn Đông, và tham gia quân đội Trung Quốc lúc 18 tuổi. Bà là ca sĩ có giọng nữ cao, thường xuất hiện trong các lễ hội Gala mùa Xuân hàng năm của đài truyền hình, nên tên tuổi của bà rất quen thuộc với công chúng.
Bà Bành Lệ Viên cũng là đệ nhất phu nhân đầu tiên có sự nghiệp riêng nổi bật với nhiều thành tựu và tự xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng công chúng. Thời còn trẻ, bà là hoa khôi của làng nhạc dân tộc, vẻ ngoài tươi tắn, đôi mắt to tròn, gương mặt toát lên thần thái của một ngôi sao.
Bà là đại diện tiêu biểu và là Thạc sĩ đầu tiên của dòng thanh nhạc dân gian đương đại Trung Quốc. Bà mang học hàm Giáo sư, là Thiếu tướng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Giám đốc Học viện Nghệ thuật Quân đội.
Theo Tân Hoa Xã, trước khi kết hôn với ông Tập Cận Bình vào năm 1987 khi ông còn là Phó Thị trưởng thành phố Hạ Môn, bà Bành Lệ Viên đã là thần tượng của nhiều người.
Bà Bành Lệ Viên nhận được sự chú ý đặc biệt từ giới truyền thông trong nước và quốc tế nhờ vẻ xinh đẹp, thanh lịch, nhiệt tình, và quan tâm đến phúc lợi cộng đồng. Bà từng lọt vào danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2013 của tạp chí Forbes.
Khi chồng bắt đầu tiến sâu vào sự nghiệp chính trị, bà Bành rút lui dần về hậu trường. Thỉnh thoảng, bà xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc miễn phí dành cho người dân. Bà Bành ở tuổi trung niên trung thành với phong cách giản dị, thân thiện.
Truyền thông Trung Quốc coi sự nổi tiếng của bà Bành Lệ Viên là "quyền lực mềm" của Trung Quốc, bởi bà đã có những cống hiến rất lớn và tích cực cho nền ngoại giao nước nhà.
Hồi tháng 11/2022, tái xuất trên sân khấu ngoại giao sau 3 năm vắng bóng vì dịch Covid-19, trong khi ông Tập Cận Bình tham gia hàng loạt cuộc họp tại thượng đỉnh G20 ở Bali của Indonesia, và hội nghị cấp cao APEC ở Bangkok của Thái Lan, bà Bành Lệ Viên đã tham dự nhiều sự kiện bên lề như bàn luận cách giảm đói nghèo và bảo vệ môi trường, bảo đảm phúc lợi và nhân đạo, hay điều trị và phòng ngừa bệnh lao và AIDS.
Trước đó, vào tháng 6/2011, bà Bành Lệ Viên đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bổ nhiệm làm "Đại sứ thiện chí về phòng chống bệnh lao và phòng chống AIDS".
Theo giới phân tích, các hoạt động ngoại giao của bà Bành Lệ Viên là cách thể hiện một khía cạnh hữu nghị của Trung Quốc.
Ông Dylan Loh, Phó giáo sư về chính sách đối ngoại tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nhận định "những vấn đề mà bà Bành Lệ Viên tham gia như trao quyền cho phụ nữ, phòng chống AIDS, giảm nghèo và bảo vệ môi trường đều không gây tranh cãi. Để một phu nhân đóng vai trò như vậy cũng giúp làm mềm hình ảnh của Trung Quốc".
Trong bài viết giới thiệu về bà Bành Lệ Viên trên các phương tiện truyền thông phương Tây, câu nói được trích dẫn nhiều nhất là câu nói của một người bạn nói về bà, "có sự nhiệt tình bẩm sinh, và luôn chiếm được cảm tình của mọi người".
Không chỉ hoạt động ngoại giao tích cực, những trang phục mà bà Bành Lệ Viên sử dụng khi đi công du nước ngoài cùng ông Tập Cận Bình cũng được giới chuyên gia đánh giá rất cao. Họ thậm chí còn gọi bà là "bậc thầy trong nghệ thuật thời trang ngoại giao".
Theo tờ Telegraph của Anh, tủ quần áo trong những chuyến công tác của bà Bành Lệ Viên mang đậm phong cách cá nhân, đề cao sự hiểu biết, các nguyên tắc lịch sự, và sự cân đối. Đặc biệt, các bộ trang phục tinh tế mà bà Bành Lệ Viên lựa chọn lại đến từ những nhà thiết kế Trung Quốc ít được nhắc tới.
"Quy tắc ăn mặc của bà Bành Lệ Viên thể hiện rõ nhất sự cân bằng giữa sự nữ tính, và quyết đoán. Bà ấy luôn ăn mặc 'đúng mực'", ông Leaf Greener, nhà tạo mẫu kiêm chuyên gia tư vấn ở Thượng Hải và thường xuyên ngồi hàng ghế đầu trong các buổi trình diễn thời trang ở Paris nhận định.
Nhiều chính trị gia Trung Quốc có xu hướng mặc quần áo của các nhà thiết kế nước ngoài. Tuy nhiên, thông qua trang phục, bà Bành muốn thể hiện sự ủng hộ đối với các nhà thiết kế "Made in China", cũng như tái hiện lịch sử phong phú về thẩm mỹ và sản xuất hàng thủ công ở đất nước tỷ dân.
"Phần lớn truyền thông thế giới đều nhìn nhận phu nhân Bành Lệ Viên với ánh mắt tích cực. Điều này đã giúp nâng cao hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế", kênh truyền hình CNBC dẫn lời nhà nghiên cứu tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc Zhou Jiali.
Phu nhân của Chủ tịch Tập Cận Bình từng được tạp chí Vanity Fair đưa vào danh sách là một trong những người mặc đẹp nhất trên thế giới. Bà cũng được tạp chí Porter công nhận là một trong số 100 phụ nữ đáng kinh ngạc vì giúp đưa sản phẩm của các nhà thiết kế Trung Quốc trở nên nổi bật thông qua các trang phục mà bà mặc tại các sự kiện. Với mỗi lần xuất hiện, vị trí của bà Bành Lệ Viên trong danh sách các biểu tượng phong cách lại thăng hạng.
Bành Lệ Viên: Từ mỹ nhân làng nhạc đến đệ nhất phu nhân Trung Quốc, biểu tượng của sắc đẹp, tài năng Uyển Đình16:18:26 18/12/2023Bành Lệ Viên được mệnh danh là người phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc. Phu nhân Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình được công chúng xem là biểu tượng của sắc đẹp và tài năng. Hiện bà là giáo sư thỉnh giảng mang hàm thiếu tướng.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo