Đặt hàng qua mạng gặp giãn cách và cái kết "khô lời" sau 2 tháng
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Tại thời điểm thành phố đang căng mình chống dịch, dưới trời nắng như đổ lửa hay mưa xối xả, các cán bộ y tế nơi tuyến đầu chống dịch phải mang lớp bảo hộ kín mít, hoạt động hết công suất. Không một ngôn từ nào có thể diễn tả được hết sự vất vả của họ nơi tuyến đầu chống dịch. Các y bác sỹ khoác lên mình lớp áo bảo hộ trắng, thật khó để phân biệt được ai với ai. Thế nên các bác sĩ đã nghĩ ra cách "đánh dấu chủ quyền" để đồng nghiệp và các bệnh nhân có thể nhìn vào đó mà nhận diện.
Như bác sĩ Xuân Dương, tới từ Đoàn TNV Phú Thọ, hiện đang làm công tác chống dịch tại BV Nhi đồng Thành phố đã nghĩ ra một cách rất độc đáo để điểm danh. Nhờ sự khéo tay, Dương đã xăm chằng chịt lên lớp áo bảo hộ. "Hình xăm" được vẽ tỉ mẩn, tinh tế, một bộ đồ được xăm với họa tiết rồng bay, bộ còn lại in hình hai chú cá chép. Cô tiết lộ, hai linh vật là biểu tượng cho sự may mắn, đổi mới, phát triển mạnh mẽ, thể hiện ý chí và quyết tâm cao độ trong cuộc chiến đấu trường kỳ với "giặc" Covid-19. Nữ bác sĩ này cũng cẩn thận ghi chữ "Dương" - tên cô dưới mỗi hình xăm để đánh dấu chiếc áo đặc biệt của bản thân. Những họa tiết thú vị trên lưng áo bác sĩ trẻ khiến nhiều người thích thú vì sự sáng tạo, ngộ nghĩnh cũng như tinh thần lạc quan, tích cực mà các nhân viên y tế mang lại.
Nhiều cư dân mạng đùa vui rằng, có lẽ bác sĩ sinh ra đã là nghệ nhân xăm trổ nhưng dòng đời đưa đẩy, bố mẹ lại bắt theo ngành y. Nhiều netizen để lại bình luận như: "Nên giữ lưu lại làm kỷ vật luôn nha các bác sĩ ơi, sau này sẽ nhớ mãi về những năm tháng chống dịch hào hùng... Ngoài ra, các y bác sỹ còn nhận được cơn mưa lời khen như: " Bác sĩ khéo tay quá, giữ làm triển lãm thì còn gì bằng! Chúc các bác sĩ nhiều sức khỏe, sớm hoàn thành nhiệm vụ trở về với gia đình và người thân". Trước đó, cộng đồng mạng cũng từng truyền tay nhau chia sẻ tấm hình ghi lại lời nhắn nhủ đầy hài hước, dí dỏm về những món ăn mà các bác sĩ ghi lại sau tấm áo. Bác sĩ Dương Minh Tuấn, một bác sĩ theo đoàn chi viện từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh chống dịch đã ghi nguyên một menu đồ ăn lên lưng áo. Nào là cơm tấm, bánh xèo, mì vịt tiềm, lẩu dê, nào là sủi cảo, cơm gà, bún mắm... Những món ăn là lời nhắc nhở, động viên nhau của các bác sĩ: Hết dịch, nhất định phải ra ngoài ăn một bữa cho đã đời!
Trước đây, cộng động mạng cũng bật cười pha lẫn xúc động với tâm sự dí dỏm của anh Nguyễn Hồng Kỳ - tình nguyện viên chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 4.
Cụ thể anh nói: "Ai cho gì cũng kiên quyết từ chối, cho đến khi nhìn thấy "món quà" hấp dẫn khó cưỡng". Được biết anh từng là một bệnh nhân mắc Covid-19, anh và vợ cùng được đưa vào Bệnh viện Dã chiến số 4 (quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) để điều trị. Sau đó, anh khỏi bệnh trở về nhà sau 28 ngày chữa trị, tiếp tục cách ly y tế thêm 14 ngày. Quãng thời gian đó, anh vẫn bị những cơn ho dai dẳng không dứt hành hạ, sức khoẻ chưa bình phục hoàn toàn.
Vì thế, anh càng thấu hiểu hơn sự nguy hiểm của dịch bệnh và những vất vả mà các y bác sĩ phải trải qua để chữa trị, giành lấy sự sống cho bệnh nhân Covid-19. Mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để đẩy lùi đại dịch, san sẻ nỗi vất vả nhọc nhằn với các y bác sĩ tuyến đầu, anh Nguyễn Hồng Kỳ quyết định xin quay trở lại bệnh viện dã chiến. Anh Hồng Kỳ tâm sự: "Sức nhỏ làm việc nhỏ. Mình nghĩ mình phải trở lại bệnh viện dã chiến, góp một phần sức nhỏ bé vào công cuộc chống dịch Covid-19. Đó cũng là cách để mình bày tỏ lòng cảm ơn thiết thực nhất lúc này với đội ngũ áo trắng tuyến đầu.". Từ đó đến nay là quãng thời gian anh ăn, ngủ cùng các bệnh nhân Covid-19 ở bệnh viện dã chiến. Công việc của anh Hồng Kỳ là phục vụ bữa ăn, hỗ trợ vận chuyển từng bữa ăn tới các bệnh nhân, dọn dẹp vệ sinh phòng bệnh.
Anh còn thuần thục trong việc giúp bệnh nhân tập hít thở, lăn trở người bệnh để lưu thông khí huyết, vệ sinh cá nhân cho người bệnh, thay tã... không khác gì một điều dưỡng chuyên nghiệp. Đi làm tình nguyện viên không cần nhận lương, anh Hồng Kỳ cảm thấy đây là những ngày tháng sống ý nghĩa nhất đời vì được "cho đi", làm vì lương tâm của mình. Nhiều bệnh nhân cảm động trước sự chăm sóc ân cần của anh, tìm cách dúi một ít tiền vào tay anh, thay cho lời cảm ơn. Nhưng anh luôn kiên quyết từ chối. Tuy nhiên anh Hồng Kỳ lại lên mạng "thú nhận" về việc mình không cầm lòng được mà nhận "quà" của bệnh nhân.
Anh chia sẻ hài hước: "Bữa giờ chăm sóc bệnh nhân, người thì dúi cho 200.000 đồng, người cho 500.000 đồng, người cho hẳn 1 triệu, có người còn tháo cái nhẫn vàng tầm 2 chỉ ra dúi vào tay...Nhưng mình đều nhất quyết không nhận, vì không thể nhận được những đồng tiền như vậy. Mình có nhân cách riêng của mình. Tuy nhiên hôm nay, có bệnh nhân dúi cho lon bia, trời ơi phải bỏ nhân cách qua một bên để lấy về uống. Thèm quá trời luôn đó". Tâm sự dí dỏm của "F0 man" khiến nhiều người vừa xúc động, vừa không khỏi bật cười trước sự thật thà của anh. Suốt hơn 1 tháng vất vả cùng các bệnh nhân giành lại sự sống từ tay tử thần, điều khiến "F0 man" vui nhất là chứng kiến người bệnh bình phục, khỏe mạnh về nhà. Đối với anh, đó là "lời cảm ơn", là "món quà" giá trị nhất, do đó anh kiên quyết từ chối bất kỳ món quà vật chất nào từ bệnh nhân Covid-19.
Xúc động nội dung trên hộp cơm gửi F0 và tuyến đầu chống dịch ở Sài Gòn Hậu Hậu21:03:05 25/09/2021Khi thành phố căng mình chống dịch, hình ảnh những chiến sĩ bộ đội ngày đêm túc trực vì sự an toàn của người dân, những bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ kín mít giành giật sự sống cho các bệnh nhân đã làm nhiều người xót xa. Nhiều hình thức thiện...
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo