Streamer Nắng: 2 lần bệnh K, 9 lần từ chối bạn trai, đời tư hiện tại gây choáng?
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Cư dân mạng lại một lần nữa được chứng kiến cuộc tranh luận nảy lửa giữa cộng đồng người xài đồng hồ cơ và tín đồ dùng đồng hồ thông minh hãng quả táo.
Người khởi xướng trào lưu so sánh đau thương này là một tiktoker khá nổi trên MXH - Anthony Ng. Anh là một doanh nhân giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng. Anh được nhiều nhất khi trở thành một hot tiktoker sở hữu một lượng người theo dõi lớn, 316,7k follower và hơn 10.000 lượt yêu thích.
Theo đó, cuộc tranh luận giữa các ifan và người sử dụng đồng hồ cơ chưa bao giờ là có hồi kết, tới tháng 3 năm nay, đề tài này ngày càng nóng lên khi Anthony Ng liên tục đăng tải các video clip phản đối người dùng đồng hồ thông minh thu hút sự chú ý từ hàng ngàn lượt tương tác ở mỗi clip. Theo ghi nhận, hashtag #anthonyng đạt 115,9 triệu lượt xem trên mạng xã hội.
Thời điểm này, MXH nảy ra 2 luồng tranh cãi khác nhau. Tuấn Minh, sinh năm 1999 ở Hà Nội, nói cậu là "fan cuồng" của đồng hồ thông minh. Minh đã bỏ hết đồng hồ cơ và đi theo hệ sinh thái "quả táo cắn dở". Minh nói đồng hồ thông minh có nhiều tính năng giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, ví dụ như có thể thanh toán các loại chi phí ở cửa hàng, hiển thị nội dung tin nhắn, nghe nhạc, nhận cuộc gọi khi đang lái xe.
Theo Tuấn Minh, bỏ ra 10 triệu đồng để sở hữu đồng hồ thông minh là số tiền vừa phải nhưng điểm trừ lớn nhất của chiếc đồng hồ quả táo mà Minh sở hữu là nhanh hết pin. Trong khi các hiệu đồng hồ thông minh khác có thể dùng liên tiếp được 7-10 ngày mới cần sạc pin thì "đồng hồ táo cắn dở" chỉ có thể trụ tối đa 2 ngày.
Đối lập với Tuấn Minh, Hải Đăng, một gen Z khác sinh năm 2001 đang sống tại Hải Phòng, nói 'đồng hồ táo cắn dở" hay các sản phẩm khác của quả táo đều có một điểm chung là "hút máu người dùng" khi thường xuyên cho ra các sản phẩm đời mới với mức giá rất cao nhưng không có nhiều cải tiến so với phiên bản trước đó.
Theo Đăng, người trẻ thường ưu tiên sử dụng đồng hồ thông minh bởi nó có thể kết nối với điện thoại, giúp người dùng có thể thao tác khi đang lái xe hay đang tập thể dục.
Bên cạnh đó, nhà sáng tạo nội dung Anthony Ng tiếp tục đào sâu vào tranh luận về đồng hồ thông minh, gây ra nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Người hâm mộ công nghệ thông minh, họ đưa ra lợi ích của sản phẩm như đọc tin nhắn, nhận cuộc gọi và ứng dụng theo dõi sức khỏe, nhấn mạnh sự đồng bộ hóa trong trải nghiệm công nghệ. Tuy nhiên, Anthony Ng và một số người trong cộng đồng cho rằng đồng hồ thông minh không thực sự phát huy được phong cách cá nhân, anh luôn đề cao đồng hồ cơ. Quan điểm này bị cộng đồng người dùng quả táo phản đối, cho rằng "đồng hồ táo cắn dở" vẫn thể thể hiện được điểm nhấn cá nhân, ví dụ điển hình như với dây đeo Hermès trong các phiên bản đặc biệt của họ.
Ở một video, anh cho rằng nhiều người dùng thường khoe mẽ món đồ công nghệ này khi liên tục thực hiện các hoạt động như xem giờ, nhắn tin, gọi điện, đo nhịp tim trên chiếc đồng hồ thông minh. "Các bạn đeo "đồng hồ táo cắn dở" ơi, tôi có tin vui cho các bạn. Tôi sẽ mở trung tâm cai nghiện "đồng hồ táo cắn dở". Đây là ước mơ từ nhỏ của tôi", người này nói trong một clip.
Bên cạnh việc đánh giá thấp thiết bị điện tử của hãng quả táo cắn dở, TikToker này cũng dành lời khen ngợi cho những dòng đồng hồ cơ đến từ các hiệu Thụy Sĩ. Theo anh, những cỗ máy thời gian được chế tác tỉ mỉ, kỳ công bởi các nghệ nhân mới góp phần nâng cấp phong cách thời trang của nam giới.
Xuất hiện trong loạt video, nhà sáng tạo nội dung này cũng khéo léo khoe những mẫu đồng hồ cơ của các đơn vị sản xuất Thụy Sĩ trên cổ tay. Đưa ra quan điểm gây tranh cãi, người này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều clip được thực hiện theo nội dung mà nhà sáng tạo này đăng tải, tạo thành "hệ tư tưởng Anthony". Những người sử dụng "đồng hồ táo cắn dở" vô tình trở thành nhân vật chính của trào lưu xây dựng nội dung này.
Ngoài ra, Anthony Ng còn đề cập đến đồng hồ thông minh Galaxy Watch của Samsung. Tư tưởng của anh đã trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn đồng hồ, và thậm chí đã truyền cảm hứng cho một số cá nhân khoe các sản phẩm đắt tiền từ các hiệu như Hublot và Rolex. Điều này đã vô tình biến người dùng đồng hồ thông minh thành nhân vật chính của các trào lưu mạng, bao gồm cả ảnh chế và video clip.
Trong khi đó, tín đồ của đơn vị công nghệ này lại phản đối, khẳng định chức năng vượt trội, tính ứng dụng cao của món phụ kiện cổ tay.
Cuộc tranh cãi không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn là chủ đề được thảo luận tại nhiều quốc gia khác. Mỗi người đều có nhu cầu riêng: những ai sử dụng đồng hồ thông minh thường đề cao chức năng và trải nghiệm công nghệ, trong khi những người đeo đồng hồ cơ lại đánh giá cao nét cổ điển, dấu ấn cá nhân, và giá trị xa xỉ.
Theo một nghiên cứu về đồng hồ thông minh được Counterpoint Research thực hiện năm 2023, "đồng hồ táo cắn dở" là smart watch được yêu thích nhất tại Mỹ. Khoảng 80% người dùng hệ sinh thái quá táo tại quốc gia này sở hữu món phụ kiện cổ tay cùng hiệu. Theo chia sẻ của người sử dụng "đồng hồ táo cắn dở", lý do hàng đầu dẫn đến quyết định đeo chiếc đồng hồ này là sự yêu thích đối với hiệu này. Theo dõi các chỉ số sức khỏe, thông báo, nhắn tin và gọi điện là những tính năng mà người tiêu dùng yêu cầu đối với đồng hồ thông minh.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo