Thiên tai ngày càng dị thường ở Việt Nam, khốc liệt đến mức khó tin
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879, mất ngày 18 tháng 4 năm 1955. Ông là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại. Trong cả cuộc đời tận tụy với vật lý, ông sở hữu nhiều thành tựu (trong đó có Giải Nobel Vật lý năm 1921), cùng với đó là số lượng bằng sáng chế khổng lồ lên đến 50 bằng.
Ít ai biết rằng, Einstein 4 tuổi mới bắt đầu tập nói khiến cha mẹ ông vô cùng lo lắng. Bố mẹ của Einstein phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để khắc phục tình trạng chậm nói của ông. Sau này, nhà kinh tế học Thomas Sowell thậm chí còn cho ra đời thuật ngữ "hội chứng Einstein" để mô tả những người thông minh hay có tài năng đặc biệt nhưng chậm nói khi còn nhỏ. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Einstein đã làm quen và thành thạo với môn vật lý ở trình độ đại học khi chưa đầy 11 tuổi và một tay chơi violin cừ khôi, ông cũng giành được nhiều điểm cao ở môn tiếng Latin và Hy Lạp. Chưa đầy 15 tuổi, Einstein đã thành thạo các phép tính vi phân và tích phân.
Albert Einstein được xem là bộ óc vĩ đại của nhân loại, tạp chí Times gọi ông là "Con người của thế kỷ" - tức người có sức ảnh hưởng lớn lao đến nhân loại trong cả nghìn năm. Những thành tựu tri thức lớn lao của ông đã khiến tên gọi "Einstein" đã trở nên đồng nghĩa với từ " thiên tài".
Là nhà vật lý lý thuyết, nhưng những nghiên cứu của Einstein có ý nghĩa to lớn trong đời sống hàng ngày của nhân loại. Điển hình như Thuyết tương đối của ông nói rằng lực hấp dẫn ảnh hưởng đến thời gian: Thời gian di chuyển nhanh hơn đối với các vật thể trong không gian so với các vật thể ở đây trên Trái đất. Và điều đó có ý nghĩa sâu sắc đối với nhiều công nghệ không gian sau này, đặc biệt là độ chính xác của GPS - thứ công nghệ định vị đang ngày càng bành trướng trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đối với Einstein, mỗi con người đều là thiên tài với những ưu điểm và biệt tài riêng, chỉ tiếc là không phải ai cũng đủ dũng cảm, niềm tin và trí tò mò để khám phá hết điểm mạnh đó của bản thân. Suy nghĩ "ai cũng là thiên tài" của ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trong cuộc sống, là động lực to lớn để mọi người cố gắng hơn mỗi ngày.
Trong chuyện tình cảm, Einstein là một người cực kỳ đào hoa, thậm chí là phóng túng và nổi loạn. Ông gặp vợ mình - bà Mileva Maric tại khoa Toán - Vật lý ở Viện Bách khoa Zurich vào năm 1896. Bà Mileva hơn Einstein 4 tuổi. Mối quan hệ của hai người bị gia đình Einstein phản đối kịch liệt. Họ cho rằng Mileva quá già, chân lại đi tập tễnh và học quá cao so với tiêu chuẩn của mẹ Einstein. Tuy nhiên sau cùng hai người vẫn đến với nhau và sinh được 3 người con. Là người phụ nữ giỏi giang và thông minh, Mileva đóng góp rất lớn vào sự nghiệp của chồng. Có nhiều bằng chứng cho thấy họ đã làm việc cùng nhau để cho ra đời Thuyết tương đối. Tuy nhiên, bà không muốn phô trương tài năng của bản thân mà chỉ muốn đứng sau lưng hỗ trợ Einstein nhiều nhất có thể.
Tuy nhiên sau khi Mileva sinh đứa con thứ 3, Einstein ngoại tình với em họ Elsa. Khi các thành viên trong gia đình mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ ông, Einstein lại tập trung gấp đôi vào công việc. Điều này đã gây ra căng thẳng cho gia đình ông đến mức đỉnh điểm. Einstein từng nói: "Tôi đối xử với vợ của mình như một nhân viên mà tôi không thể sa thải".
Khi cuộc hôn nhân đang trên đà đổ vỡ, Einstein đã đưa ra một bản hợp đồng ghi lại hàng loạt những yêu cầu buộc vợ phải tuân theo nếu muốn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân. Các quy định mà ông đặt ra cho vợ cũng lạnh lùng và chính xác như những phương trình toán học của ông.
"Em phải gấp quần áo của tôi theo đúng thứ tự, phục vụ 3 bữa ăn mỗi ngày trong phòng của tôi. Em phải từ bỏ mọi sự tương tác cá nhân với tôi, ngoại trừ khi phải xuất hiện trước công chúng. Em không được trông đợi bất cứ sự đáp lại tình cảm nào từ tôi... Em phải rời khỏi phòng ngủ và chỗ làm việc của tôi ngay lập tức khi tôi yêu cầu mà không được phản đối", trích trong bản hợp đồng mà Einstein bắt vợ ký.
Vợ của Einstein đã phải miễn cưỡng đồng ý nhưng không ngạc nhiên khi cuộc hôn nhân nhanh chóng đi đến hồi kết do Einstein bài xích vợ và những mối quan hệ của ông với những cô gái trẻ tuổi - những người không đòi hỏi tình cảm từ ông.
Năm 1918, Einstein đề nghị bà ly hôn với lời hứa hẹn: "Nếu tôi đạt giải Nobel, tôi sẽ chuyển cho cô số tiền thưởng" và được Mileva đồng ý. Sau này, bà đã dùng số tiền đó để mua 2 căn chung cư nhỏ. Tuy nhiên, cậu con trai lớn Eduard thường xuyên phải vào bệnh viện vì bệnh tâm thần phân liệt. Mileva buộc phải bán 2 căn hộ để chi trả tiền thuốc men. Từ đó, bà sống nhờ tiền thù lao từ những buổi chia sẻ về bài học cuộc sống rút ra từ cuộc đời bà, cộng với số tiền chu cấp ít ỏi mà Einstein thỉnh thoảng mới chu cấp.
Năm 1925, khi cả hai vẫn còn đang tranh chấp về số tiền thưởng từ giải Nobel, Albert đã viết trong di chúc rằng số tiền này là tài sản thừa kế ông để lại cho con trai. Tuy nhiên, Mileva đã phản đối mạnh mẽ và cho rằng số tiền là thù lao cho những đóng góp của bà trong công trình khoa học của ông.
Albert đã hồi đáp lại trong một bức thư bằng lời lẽ cay nghiệt: "Cô làm tôi cảm thấy buồn cười khi đe dọa tôi bằng những hồi ức ấy. Cô đã từng bỏ ra một giây nghĩ rằng, sẽ chẳng có ai chú ý tới những gì cô nói nếu như người đàn ông mà cô nói đến không làm được một điều gì đó quan trọng?".
Ngay sau khi ly hôn vợ, ông cưới ngay người tình Elsa. Tuy nhiên, sau này, ông đã ngoại tình với nhiều phụ nữ trẻ khác. Mặc dù là một thiên tài đóng góp to lớn cho khoa học nhân loại, song xét trên khía cạnh đạo đức, có thể nói nhà vật lý vĩ đại người Đức Albert Einstein cũng chỉ là một con người có hạnh kiểm... tương đối. Thậm chí, nếu nghiêm khắc, phải gọi cách xử sự trong một số trường hợp của ông là nhẫn tâm!
Năm 1955, Albert Einstein được đưa vào bệnh viện cấp cứu và qua đời không lâu sau đó vì chứng phình động mạch chủ. Một vị bác sĩ từng là bạn ông cho biết, chứng phình động mạch chủ vùng bụng có thể là hậu quả của bệnh giang mai. Một người có vô số người tình như Albert Einstein rất có thể đã mắc bệnh này. Tuy nhiên, khi khám nghiệm tử thi của Einstein, các bác sĩ không phát hiện ra dấu hiệu nào của bệnh giang mai. Nhiều người tin rằng cái chết của Einstein có thể là do một yếu tố khác gây ra: thói quen hút thuốc bấy lâu nay của ông. Một nghiên cứu đã chứng minh, nam giới hút thuốc có tỷ lệ mắc chứng phình động mạch chủ cao gấp 6, 7 lần bình thường.
Đáng nói, chỉ vài tiếng sau khi nhà khoa học đại tài này qua đời, vị bác sĩ chịu trách nhiệm khám nghiệm tử thi ông đã tách riêng bộ não ra khỏi cơ thể, rồi mang về nhà mình cất giữ mà không có sự cho phép của gia đình Einstein. Tên của vị bác sĩ đó là Thomas Harvey. Ông ta tin rằng bộ não của một nhà bác học như Einstein cần phải được giữ lại để nghiên cứu.
Ban đầu, người con trai tên Hans của Einstein đã vô cùng tức giận khi biết Harvey lấy cắp bộ não của cha mình. Di nguyện của Einstein là được hỏa táng và rải tro trong bí mật để đề phòng có kẻ nhòm ngó. Tuy nhiên, Harvey đã cố gắng thuyết phục Hans rằng mình đang "làm sáng tỏ một trong những bí ẩn lớn nhất thời đại - bí quyết tạo nên các thiên tài". Rốt cuộc con trai của Einstein cũng xuôi lòng.
Harvey đã tỉ mẩn chụp ảnh lại bộ não và chia nó thành 240 phần. Ông còn gửi vài tiêu bản cho các nhà nghiên cứu khác; một trong số đó được tặng cho cháu gái của Einstein vào thập niên 90, dù bà đã từ chối. Harvey bảo quản não của Einstein trong các hũ thủy tinh, rồi đặt vào máy làm lạnh bia và che đậy bởi các thùng carton đựng nước táo lên men.
Năm 1985, Harvey đã công bố nghiên cứu về bộ não của Einstein. Ông nhận thấy nó thực sự khác biệt so với những bộ não bình thường, do đó nó cũng hoạt động theo cách rất khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này đã bác bỏ giả thuyết này, dù một số người vẫn đồng tình với kết luận của Harvey.
Dù vậy, các nhà khoa học thừa nhận họ không chắc chắn những đặc điểm khác biệt trên bộ não của Einstein có liên quan mật thiết tới trí tuệ thiên tài của ông không. Không chỉ là một nhà bác học thiên tài, ông còn nói được 2 ngôn ngữ, biết chơi nhạc cụ và mắc chứng tự kỷ.
Nhờ Harvey, nhân loại đã có cơ hội được tìm hiểu về bộ não thiên tài của Albert Einstein. Tuy nhiên, việc sở hữu bộ não này đã khiến cuộc đời ông đảo lộn hoàn toàn. Sau nhiều tranh cãi, Harvey rơi vào cảnh thất nghiệp và ly hôn, thậm chí còn bị tước giấy phép hành nghề y vào năm 1988.
Isaac Newton - Thiên tài khoa học là trai tân đến tận lúc qua đời, không lấy vợ vì ám ảnh tuổi thơ team youtube22:47:27 26/06/2021Isaac Newton là một trong những thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử là điều đã được cả thế giới công nhận. Các phát hiện của ông đã đặt nền móng cho hàng loạt các khám phá quan trọng trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, nhà bác học vĩ đại đã...
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo