Chấn động vụ việc bé giá bị dắt đi: Lời cảm ơn của mẹ khiến ai cũng bàng hoàng?
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Tối 18-8, thượng tá Lê Tấn Hòa - trưởng Công an huyện An Phú, An Giang - xác nhận đơn vị đang phối hợp với lực lượng biên phòng tiếp nhận vụ 40 người làm thuê tháo chạy khỏi casino ở Campuchia, bơi qua sông Bình Di về nước.
"Những người này nói họ phải làm việc mà không có tiền bạc, đã vậy còn bị đánh đập nên họ tháo chạy về Việt Nam. Chúng tôi đang giữ 40 người để chăm lo cho họ, sau đó sẽ xin ý kiến cấp trên để xử lý. Hiện tại vẫn còn 1 người mất tích trên dòng sông Bình Di, thị trấn Long Bình. Các anh em đang tập trung tìm kiếm", thượng tá Hòa nói.
Trước đó, khoảng 9h45 cùng ngày, chốt quản lý bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 số 21 thuộc Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình đã phát hiện, bắt giữ 40 người (35 nam, 5 nữ).
Hiện lực lượng chức năng chưa xác định được nhân thân, lai lịch của nhóm 40 người này nhưng họ cho biết từ một casino thuộc ấp Chrey Thum (xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia) bơi qua sông Bình Di, nhập cảnh trái phép về Việt Nam. Trong đó có 9 người bị thương nhẹ, hiện đang được y tế địa phương thăm khám, chăm sóc.
Theo nhóm người này, công việc hằng ngày của họ là làm game online, lên các trang mạng làm theo sự chỉ đạo của casino. Do làm việc quá thời gian quy định, không được nghỉ ngơi và không được trả lương nên họ bàn bạc tìm cách vượt biên giới về Việt Nam bằng cách chạy ra cổng casino và bơi qua sông Bình Di, nhập cảnh vào Việt Nam.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Công an tỉnh An Giang cho biết sau khi báo cáo lên cấp trên để xin ý kiến hướng xử lý, sẽ trao đổi với lãnh đạo tỉnh bạn ở Campuchia xung quanh vụ việc.
Trên thực tế, hiện trạng người Việt bị lừa rồi vượt biên trái phép sang nước ngoài làm việc bất hợp pháp và chịu sự bóc lột không phải chỉ diễn ra thời gian gần đây, mà đã tồn tại từ rất lâu và vẫn chưa có có hướng giải quyết triệt để.
Ở xứ người, nhiều nạn nhân không phải làm việc trong những công ty uy tín, doanh nghiệp "VIP" và mức thu nhập cao như quảng cáo mà họ bị đem đến những dãy nhà "ổ chuột" biệt lập nằm giữa rừng sâu hay sát biển và bị ép lao động khổ sai, hành hạ, bỏ đói, giam lỏng.
Anh N.S (1987, ngụ thị xã Ba Đồn) cũng bị nhóm đối tượng lừa xuất cảnh sang Campuchia và bán cho ông chủ người Trung Quốc từ cuối năm 2020. Liên lạc với phóng viên Báo Người Lao Động, anh S. nói công việc của anh là ban đêm bị ép lên mạng lập các tài khoản Facebook ảo nhằm mục đích lừa đảo người Việt Nam. Khi làm việc thì không được phép sử dụng điện thoại, chỉ về nơi ở mới dùng. Nếu ai để lộ, lọt thông tin, hình ảnh ra ngoài thì bị ông chủ cho người đến đánh đập, ép lao động khổ sai, bỏ đói và phạt 10.000 USD. "Cứ tưởng là việc nhẹ, lương cao nhưng nào ngờ giờ khó có đường về, sống như "địa ngục trần gian". Muốn về phải gọi người nhà bỏ cả 200 triệu đồng gửi sang chuộc" - anh S. buồn bã.
Để ngăn chặn tội phạm mua bán người, theo bạn đọc Đỗ Văn Nhân đã đưa ra 4 giải pháp trên báo tuổi trẻ:
Thứ nhất, người dân cần phải hết sức cảnh giác, nhất là những thanh niên đang độ tuổi lao động và có nhu cầu lao động, nếu muốn tìm việc làm ở nước ngoài thì nên liên hệ với các cơ quan, tổ chức được Nhà nước cấp phép để đảm bảo quyền lợi của mình.
Khi được Nhà nước cấp phép đi xuất khẩu lao động thì sẽ được Nhà nước bảo hộ quyền công dân ở nước ngoài, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ và can thiệp nếu có hành vi ngược đãi hoặc tranh chấp hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Thứ hai, chính quyền địa phương, nhất là các tỉnh có đường biên giới giáp với các nước bạn, cần tăng cường triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người xuất cảnh lao động trái phép, lừa bán vào các tụ điểm đánh bạc. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phương thức, thủ đoạn và hậu quả của việc xuất cảnh lao động trái phép.
Thứ ba, khi xảy ra vụ việc, nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân cần liên hệ cơ quan công an để cung cấp thông tin về đặc điểm, hình ảnh, thời gian, địa điểm, phương thức của đối tượng để điều tra, hỗ trợ nạn nhân.
Đồng thời, tích cực tham gia phát hiện, tố giác, báo tin về các vụ việc, đối tượng nghi vấn lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người xuất cảnh đi nước ngoài lao động trái phép để có biện pháp đấu tranh, xử lý kịp thời, không để hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Thứ tư, các lực lượng chức năng cần tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, vùng biển, quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện, bắt giữ tội phạm mua bán người; tập trung vào những địa bàn trọng điểm, các khu vực cửa khẩu, nhất là đường mòn, lối mở, đường tắt qua lại biên giới.
Tăng cường quan hệ, hợp tác với lực lượng bảo vệ biên giới các nước láng giềng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người và tổ chức tiếp nhận, giải cứu, hỗ trợ nạn nhân từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng.
Có như vậy mới có thể ngăn chặn tội phạm mua bán người đã và đang xảy ra trong thời gian qua.
Vụ hơn 50 người Việt tháo chạy khỏi casino Campuchia: Yêu cầu giao nộp thêm 11 công dân Jennie15:06:37 18/09/2022Đến cuối giờ chiều 17/9, cảnh sát Campuchia đã yêu cầu công ty trên giao nộp thêm 11 công dân Việt Nam, nâng tổng số người liên quan tới vụ việc lên 67 người. Nguyên nhân cuộc đào tẩu được cho là do nhóm lao động tại casino xảy ra mâu thuẫn với...
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo