- VGT TV - https://vgt.vn -

Quan lại Trung Quốc thời xưa nhận tiề.n thưởng tết, con số gây choáng

On 15/04/2025 @ 6:12 PM In Thế giới kỳ thú

Tiề.n thưởng cuối năm hay tiề.n thưởng Tết trở thành khoản tiề.n được nhiều người trông ngóng mỗi dịp Tết đến xuân về. Thưởng Tết được xem như động lực giúp người lao động trong mọi lĩnh vực gắn bó với công việc, đảm bảo cái Tết ấm no, sung túc.

Những năm gần đây, câu chuyện thưởng Tết độc lạ như thưởng siêu xe, nhà ở, vé số,... đã không còn xa lạ, đặc biệt là ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc thưởng cuối năm không chỉ thời hiện đại mới có mà từ hàng nghìn năm trước, quan lại Trung Quốc đã được món tiề.n này.

Thời nhà Tần (221 - 206 TCN) và nhà Tây Hán (202 TCN - 9 SCN), quan lại không được thưởng cuối năm. Họ phải bán túi vải để có tiề.n tiêu Tết Nguyên đán, theo Nhân dân Nhật báo.

Quy định thưởng Tết cho quan lại chưa xuất hiện vào thời Tần và Tây Hán. Tuy nhiên, để có tiề.n tiêu Tết, quan lại thời này vẫn có thể "xoay sở" bằng tiề.n bán túi vải.

Thời Tần, Tây Hán, chữ chưa được viết trên giấy mà được khắc vào thẻ tre. Cơ quan quản lý văn thư cho hoàng đế lưu giữ vô số cuộn tre. Khi gửi "công văn" cho quan lại, họ phải bọc cuộn tre vào túi làm bằng da, bằng vải hoặc cao cấp hơn là túi lụa, túi gấm. Mỗi túi "công văn" đều được phủ đất sét lên đầu và đóng dấu.

Sau khi "công văn" được gửi, túi đựng liền trở thành "phế liệu".

Cuối năm, quan lại có thể sai gia nhân đem số túi đã tích được mang ra chợ bán. Đây là khoản thu nhập thêm của họ vào dịp Tết Nguyên đán.

Thời Đông Hán (25 - 220), quan lại lần đầu tiên được thưởng Tết, theo Sohu.

Quan lại Trung Quốc thời xưa nhận tiề.n thưởng tết, con số gây choáng - Hình 1

Theo Hán Quan lễ (sách ghi lại các quy định và nghi lễ thời Đông Hán), tháng 12 Âm lịch, quan lại được hoàng đế ban thưởng 2 lần.

Quan lại cấp cao như tư đồ, tư không được hoàng đế ban thưởng 30 tấm lụa. Quan lại cấp Cửu khanh được thưởng 15 tấm lụa. Quan võ thưởng gấp đôi quan văn. Khoản thưởng này gọi là "Xuân Tứ".

Ngoài "Xuân Tứ", quan lại thời Đông Hán còn được thưởng thêm khoản "Lạp Tứ". Theo đó, hoàng đế ban thưởng cho các quan tư đồ, tư không và đại tướng quân 30 vạn tiề.n đồng, 200 cân thịt bò, 200 đấu gạo. Các quan cấp thấp hơn cũng được thưởng "Lạp Tứ", nhưng ít hơn.

Có thể nói các hoàng đế thời Đông Hán rất "hào phóng" khi thưởng Tết, nhưng điều này cũng khiến quốc khố dần suy kiệt, theo Xinhua.

Quan lại Trung Quốc thời xưa nhận tiề.n thưởng tết, con số gây choáng - Hình 2

Thời Đường (618 - 907), tiề.n thưởng Tết của quan lại phụ thuộc vào việc cho vay lãi. Triều đình sẽ cấp cho các địa phương một khoản tiề.n nhất định (ngân sách địa phương). Số tiề.n này một phần để chi tiêu, một phần được phép cho vay lấy lãi.

Cuối năm, số tiề.n lãi sẽ được quan lại địa phương thu lại. Một phần nhỏ gửi về triều đình, phần còn lại dùng làm tiề.n thưởng Tết, theo Nhân dân Nhật báo.

Vua Tống Thần Tông (1048 - 1085) nhà Bắc Tống cũng áp dụng cách thưởng Tết này của nhà Đường.

Nhà Tống (960 - 1279) được xem là "triều đại lương cao" của Trung Quốc. Quan lại thời này được trả lương rất cao, nhưng thưởng Tết lại thấp, theo Xinhua.

Theo Tống sử, tiết Đông chí (tháng 12 Âm lịch), các quan lớn như tể tướng, đại tướng quân, khu mật sứ được hoàng đế ban thưởng 5 con cừu, gạo và rượu để ăn Tết. Quan lại cấp thấp hơn còn được thưởng ít hơn hoặc không thưởng.

Tính theo thời giá hiện nay, 5 con cừu chỉ có giá vài nghìn nhân dân tệ (khoảng 6-10 triệu đồng, tương đương thưởng Tết của nhiều công nhân thời nay). Vì vậy, thưởng Tết thời Tống chủ yếu mang giá trị tinh thần, theo Xinhua.

Quan lại Trung Quốc thời xưa nhận tiề.n thưởng tết, con số gây choáng - Hình 3

Ngược lại, tiề.n lương của quan lại thời Tống rất cao.

Bao Chửng (999 - 1062) là vị quan nổi tiếng thanh liêm thời Tống. Khi giữ chức phủ doãn phủ Khai Phong, lương mỗi năm của ông là gần 10.000 quan tiề.n (tính theo thời giá hiện nay là khoảng 6 triệu nhân dân tệ - hơn 20 tỷ VNĐ), theo Nhân dân Nhật báo.

Thời nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1636 - 1912), triều đình không thưởng Tết, quan lại muốn có tiề.n tiêu cuối năm phải tự "xoay xở" theo cách riêng. Quan lại ở kinh thành buộc quan lại địa phương phải "hiếu kính". Quan lại địa phương thì trực tiếp bóc lột, vơ vét của người dân.

Để được các quan ở kinh thành ưu ái, gần Tết Nguyên đán, quan lại địa phương phải gửi một khoản tiề.n đến kinh thành, lấy cớ là biếu tiề.n mua than sưởi - còn gọi là "Than Kính", theo Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc).

Quan lại Trung Quốc thời xưa nhận tiề.n thưởng tết, con số gây choáng - Hình 4

Cuối thời Minh, Thanh, tham nhũng tràn lan, người dân bị bóc lột nặng nề để quan lại thu tiề.n "Than Kính".

Có thưởng thì cũng có phạt. Có rất nhiều hình phạt khủng khiếp ở Trung Quốc cổ đại, khi bạn đọc nó sẽ khiến bạn dựng tóc gáy.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số hình phạt nhẹ nhàng hơn, trong đó một hình phạt thậm chí còn được xem là "quá dịu dàng đối với người mang tội", cũng không tạo thành tổn thương vật lý trên cơ thể.

Song hình phạt này chỉ đặc biệt dành cho phụ nữ. Không phải vì người Trung Quốc xưa "thương hoa tiếc ngọc" hay "thấy là con gái yếu đuối nên nể tình", mà là vì tính chất của loại vi phạm mà người phụ nữ đó mắc phải. Nói là "dịu dàng" và không gây tổn thương thân thể, nhưng loại hình phạt này lại khiến phụ nữ "nước mắt chảy thành sông", tự động tìm đường để kết thúc đời mình.

Đó chính là: Cạo đầu.

Nam giới bị hình phạt này xem như "tai qua nạn khỏi", còn nữ giới thì "sống không bằng chế.t". Do tính chất không mang lại quá nhiều sự răn đe cho người đàn ông, nên hình phạt này về sau chỉ áp dụng cho phụ nữ.

Vì người xưa rất xem trọng "cái răng, cái tóc là gốc con người", đặc biệt Trung Quốc thời bấy giờ còn có quan niệm: "Thân thể này là của cha mẹ". Do đó việc cắt tóc cạo đầu là chuyện hệ trọng. Đó cũng là lý do người Trung Hoa phong kiến thường để tóc dài, bất kể nam nữ.

Trong suốt chiều dài lịch sử ở Trung Quốc, chỉ có giai đoạn cuối thời kỳ nhà Thanh thì người đàn ông mới được phép cạo nửa đầu và thắt bím dài.

Quan lại Trung Quốc thời xưa nhận tiề.n thưởng tết, con số gây choáng - Hình 5

Thời Càn Long nhà Thanh từng có một sự kiện rất nổi tiếng. Đó là Kế hoàng hậu Na Lạp thị cắt tóc.

Theo ghi chép lịch sử, Kế hoàng hậu đã bị Càn Long thất sủng sau chuyến du tuần đến Giang Nam. Đến năm 1778 (lúc này Kế hoàng hậu đã mất 12 năm), Càn Long nhớ lại và giải thích rằng, trong đêm hôm ấy Ô Lạp Na Lạp thị đã tự xuống tóc, phạm vào đại kỵ.

Người Mãn Châu xem mái tóc như một bộ phận thiêng liêng của cơ thể. Việc cắt tóc chỉ được cho phép trong đại tang Hoàng đế hoặc Hoàng thái hậu, để tỏ lòng thương tiếc người đã khuất. Vì vậy, hành động này của Kế hoàng hậu được coi là đại bất kính khi hoàng đế lẫn thái hậu đều vẫn còn sống. Mặt khác, nuôi tóc dài là một đặc quyền mà phụ nữ Mãn Châu sau khi kết hôn. Họ tạm biệt nét tinh nghịch thời son trẻ để trở nên trang nghiêm, trau chuốt cho bản thân nhiều hơn, cũng là "giữ thể diện" cho phu quân. Vậy khi Kế hoàng hậu buông lời trách móc hoàng thượng rồi tự cắt tóc mình cũng là để cắt đứt ân tình với phu quân Hoằng Lịch.

Bởi vì chuyện Kế hoàng hậu cắt tóc nên sau đó Càn Long đối xử vô cùng tàn nhẫn với bà. Khi nghe được tin bà qua đời, Càn Long vẫn tiếp tục săn bắ.n vui chơi. Hơn nữa tang lễ của Kế hoàng hậu còn cực kỳ đơn giản, ngay cả quan tài đựng tro cốt cũng bị tùy tiện đưa vào ngôi mộ của cung phi.

Qua đó mới thấy, ngay cả đàn ông, được hưởng những đặc quyền trong tư tưởng trọng nam khinh nữ, còn không dám đi ngược lại phong tục, luật lệ này, chứ đừng nói đến phụ nữ thân phận thấp bé thời bấy giờ.

Đối với phụ nữ thời phong kiến, đầu không có tóc như "ra đường không mặc quần áo", là chuyện nhục của vào gia đình, khiến cha mẹ không thể ra đường, bị người đời xỉ.a xó.i.

Phụ nữ bị áp dụng hình phạt cạo đầu này đa phần thường là người "hồng hạnh xuất tường", chính là dan díu với đàn ông khác. Thời bấy giờ, đàn ông có thể năm thê bảy thiếp, nhưng phụ nữ phải một dạ theo chồng. Thậm chí còn có nhiều tập tục như chồng chế.t thì vợ phải chế.t theo hoặc ở giá đeo tang suốt đời. Do đó, phụ nữ có hành vi xấu luôn bị người đời ghét bỏ, gia đình xa lánh, đi đến đâu cũng không thể ngóc đầu dậy mà sống.

Quan lại Trung Quốc thời xưa nhận tiề.n thưởng tết, con số gây choáng - Hình 6

Trước đó, phụ nữ mang tội này thường bị bêu xấu ở cổng làng trong tình trạng bị trói hoặc nhốt trong cũi, sau đó người dân vây xem sẽ ném đồ vào cho đến khi người này gục ngã mới thôi. Kết quả, hầu hết nữ phạm nhân đều chế.t vì quá đau.

Về sau, luật lệ thay đổi và hình phạt cạo đầu được áp dụng. Chỉ cần ra đường nhìn thấy người phụ nữ nào xuất hiện với đầu trọc thì đa phần đều mang tội "không giữ trọn phẩm hạnh". Song đã bị cạo đầu mà còn dám ra ngoài đường hay không, lại là chuyện khác!

Quan lại Trung Quốc thời xưa nhận tiề.n thưởng tết, con số gây choáng - Hình 7


Article printed from VGT TV: https://vgt.vn

URL to article: https://vgt.vn/quan-lai-trung-quoc-thoi-xua-nhan-tien-thuong-tet-con-so-gay-choang-ihyes-20250415t7420656/

Copyright © vgt.vn - All rights reserved.