- VGT TV - https://vgt.vn -
Quan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý do
On 13/05/2025 @ 6:02 PM In Thế giới kỳ thú
Dù phải lên triều từ sớm nhưng các quan lại nhà Thanh hầu như đều chịu được chỉ có lúc tan làm mới là cực hình với họ. Thậm chí nhiều người còn mắc bệnh tâm thần vì quá lo lắng.
Cuộc sống của quan lại thời Thanh không chỉ đơn thuần là áp lực công việc mà còn là gánh nặng của các mối quan hệ xã hội và sự đấu đá nội bộ. Thông qua hồi ký của 1 trong những vị quan nhà Thanh cuối cùng đã làm việc trong cung suốt 19 năm - Uẩn Dục Đỉnh, hậu thế có cái nhìn sâu sắc về những khó khăn và thách thức mà quan lại thời xưa phải đối mặt hàng ngày.
Được biết, "Nhật Ký Thanh Chính Đài" của Uẩn Dục Đỉnh là một bản ghi chép chi tiết về công việc hàng ngày và những đấu tranh nội tâm của ông. Quyển này dài đến 1,2 triệu từ, mô tả chi tiết điều làm mỗi ngày và những xung đột nội tâm của vị quan này.
Hành trình gian nan đến "cơ quan"
Nhắc đến điều mà nhân viên văn phòng ghét nhất, có lẽ không gì qua mặt được việc di chuyển đường dài để đến công ty. Quãng đường từ nhà đến công ty không hề ngắn, thường xuyên làm cho tinh thần làm việc của nhân viên văn phòng suy giảm ngay từ buổi sáng sớm.
Trong quá khứ, điều kiện giao thông không thể so sánh với sự tiện lợi hiện nay, và nhiều quan chức chỉ có thể đi bộ đến dự buổi sáng thượng triều. Chỉ có một số quý tộc có địa vị mới được hưởng đặc quyền đi lại bằng xa giá. Cung điện thường nằm ở trung tâm thủ đô, nhiều quan chức ở cách xa nên việc đi bộ thường mất vài giờ.
Các quan chức phải đến trước 4 giờ sáng. Khi các quan thời xưa vào cung để kiến chương, họ phải hết sức cẩn thận, chút chậm trễ nào cũng có thể dẫn đến hình phạt nghiêm khắc. Hình phạt nhẹ nhất là bị giáng chức và lưu đày, trong khi hình phạt nặng nhất có thể dẫn đến cái chế.t. Vì vậy, để đảm bảo đúng giờ, họ thường phải thức dậy từ lúc 1 hoặc 2 giờ sáng, những người ở xa thậm chí thức sớm hơn.
Áp lực vô hình khi "tan sở"
Nhiều quan chức tham gia buổi sáng thượng triều đã có tuổ.i. Chỉ cần đi nhanh một chút cũng khiến họ hổn hển, huống chi là phải đi bộ liên tục trong nhiều giờ. Đối với những quan chức già yếu, đây không nghi ngờ gì là một sự tra tấ.n lớn.
Buổi sáng thượng triều đã mệt mỏi, sau khi tan triều quan lại cũng chẳng thể nghỉ ngơi. Tại Cung Điện Tử Cấm Thành - một nơi đầy rẫy sự đố kỵ và mưu mô - việc duy trì một cuộc sống độc lập và yên bình gần như là điều khó như lên trời.
Dưới bối cảnh xã hội đặc biệt của triều đại phong kiến, sau khi tan triều, quan chức thời Thanh không chỉ phải xử lý nhanh chóng các nhiệm vụ do Hoàng đế giao phó, mà còn phải dành thời gian rảnh rỗi để đối phó với các mối quan hệ xã hội phức tạp.
Đối với Uẩn Dục Đỉnh, việc tham gia buổi sáng thượng triều không phải là việc mệt mỏi nhất, điều thực sự khiến ông kiệt sức là phải ứng xử sau khi bãi triều. Là một vị quan không có nhiều quyền lực thực sự, ông không cần phải tham gia vào các cuộc đấu tranh phe phái, nhưng cuộc sống sau khi "tan sở" vẫn đầy ắp những buổi tiệc tùng.
Uẩn Dục Đỉnh từng viết trong nhật ký: "Không có ngày nào mà không có buổi tiệc, không có ngày nào mà không có ăn uống linh đình". Ông thậm chí còn viết rằng, có một lần do bệnh tật mà ông gần như không thể rời giường, nhưng vẫn phải chịu đựng nỗi đau để tiếp đãi những vị khách đến thăm, vì trong môi trường phức tạp này, việc tránh khỏi các mối quan hệ xã hội gần như là không thể.
Quan chức thời cổ đại sau khi bước vào quan trường thì sẽ không thể nào có được cuộc sống yên bình và thoải mái như người bình thường. Nếu muốn theo đuổi danh vọng và quyền lực, họ phải từ bỏ cuộc sống tự do và an nhàn. Như ngạn ngữ xưa nói, "bầu bạn với vua như bầu bạn với hổ", họ hôm nay có thể là quan lớn chế ngự cả một thời đại, nhưng ngày mai lại có thể trở thành tù nhân của ai đó.
Sự suy tàn của triều đại phong kiến cuối cùng
Thanh triều, với tư cách là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, đã suy đồi đến mức không thể cứu vãn, đặc biệt là vào cuối triều đại, khi cả nước chìm trong chiến tranh liên miên, dân chúng đau khổ, và môi trường sống của các quan chức càng trở nên nguy hiểm.
Uẩn Dục Đỉnh trong nhật ký của mình đã nhắc đến việc các vị cai trị triều Thanh cuối cùng sống xa hoa, lơ là công việc, trong khi các quan chức cấp cao thì âm thầm kết đoàn, tranh giành quyền lợi. Điều này làm tăng áp lực tâm lý nặng nề lên các quan chức, bởi một khi họ bị cuốn vào cuộc đấu tranh phe phái, có thể họ sẽ bước vào con đường không trở lại.
Nếu quan chức lựa chọn rút lui về quê hương, từ bỏ quyền lực, họ vẫn không thể tránh khỏi sự truy sá.t từ những kẻ thù cũ. Trong sức ép kép về mặt thể chất và tinh thần, nhiều quan chức thời Thanh đã mắc các bệnh tâm thần do quá mệt mỏi và lo lắng.
Làm không kịp thở vậy quan lại được trả lương thế nào?
Theo Chinatimes, mỗi triều đại lại có hệ thống lương bổng khác nhau cho quan lại. Trong đó, quan lại thời nhà Tần được trả mức lương bổng rất hậu hĩnh. Tuy nhiên, có một triều đại, quan lại chỉ có cơ hội nhận tiề.n thưởng thay vì được trả lương bổng.
Nhà sử học Trung Quốc - Trương Hoành Kiệt cho biết, hiện nay, các ghi chép chi tiết về lương bổng của các quan chức thời nhà Tần đã không còn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia, người ta có thể khẳng định được rằng mức lương bổng của quan lại nhà Tần rất "hậu hĩnh". Theo đó, quan lại nhà Tần dược hoàng đế trả lương bổng rất hào phóng, do đó rất nhiều người muốn có được một chức quan để có cuộc sống không lo cơm ăn áo mặc.
Tương tự như vậy, quan lại từ cấp cao đến trung thời nhà Hán, đặc biệt là quan lại có chức vụ cao trong triều đình, chỉ "dưới một người trên vạn người" có mức thu nhập đặc biệt cao. Nhờ đó, cuộc sống của họ rất dư dả, sung túc. Không chỉ lo được cho gia đình mà những quan lại này có thể lo được cho cả dòng họ của mình.
Giáo sư Trương tiết lộ, thời kỳ đầu nhà Nguyên hay nhà Thanh không có hệ thống tiề.n lương cho quan lại. Đây là đặc điểm chung trong quá trình trỗi dậy của các dân tộc ở phía Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn xác định được nhà Thanh mức lương bồng của quan lại thấp hơn 2/3 so với các triều đại trước. Đời sống của quan lại, đặc biệt là quan lại thanh liêm cũng không được đảm bảo. Đây cũng là lý do khiến hai triều đại này có nhiều quan lại tham nhũng nhất.
Article printed from VGT TV: https://vgt.vn
URL to article: https://vgt.vn/quan-lai-nha-thanh-di-lam-khong-met-tan-so-moi-cuc-hinh-bi-tam-than-vi-1-ly-do-ihyes-20250513t7440802/
Click here to print.
Copyright © vgt.vn - All rights reserved.