- VGT TV - https://vgt.vn -
PGS.TS Bùi Hiền ‘cha đẻ’ cải tiến “tiếq Việt” khiến dư luận dậy sóng vừa qua đời
On 12/05/2025 @ 1:41 PM In Người nổi tiếng
PGS.TS Bùi Hiền qua đời lúc 15h15 phút ngày 11/5 tại nhà riêng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ông hưởng thọ 91 tuổ.i. PGS.TS Bùi Hiền sinh năm 1935 ở xã Vinh Chân, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Lễ viếng PGS.TS Bùi Hiền sẽ được tổ chức vào 13h ngày 12/5, lễ truy điệu và đưa tang được tổ chức vào 6h30 ngày 13/5. Ông sẽ được an táng tại quê nhà Vĩnh Chân, Hạ Hòa, Phú Thọ.Sau đó đưa đi hoả táng tại Ba Vì, Hà Nội và an táng tại nghĩa trang quê nhà Vĩnh Chân.
Năm 2017, ông được biết đến với đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ gây tranh cãi . Theo đó, đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ là nghi.ên cứu cá nhân mà PGS.TS Bùi Hiền theo đuổi từ lâu. Đề xuất này lần đầu được công bố trên báo Giáo dục và Thời đại số 72 ngày 8/9/1995.
Thời điểm đó, có rất nhiều quan điểm trái chiều về chữ cải tiến này, thậm chí mạng xã hội thời điểm đó đã diễn ra nhiều cuộc tranh cãi dữ dội. Không ít người có những lời lẽ quá khích, x.úc phạm PGS-TS Bùi Hiền.
Theo đó, chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin.
Theo PGS.TS Bùi Hiền đề xuất cải tiến hướng đến mục đích: thống nhất và đơn giản hóa một phần về mặt chữ viết cho các văn bản và giúp người nước ngoài, người dân tộc thiểu số dễ tiếp cận với chữ viết tiếng Việt hơn.
Theo PGS Hiền, cải tiến theo cách này sẽ giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ. Ngoài ra, còn tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy, trên máy tính.
Cuối năm 2017, đề xuất của ông được đưa ra truyền thông và đã có bàn cãi sôi nổi do những khác lạ trong lối viết cải tiến mà ông đưa ra. Bàn cãi lắng xuống khi các chuyên gia khẳng định nếu có cải tiến loại chữ viết mà hàng triệu người trong và ngoài nước đang sử dụng, không thể đơn giản là do một cá nhân đề xuất.
Khi công bố từng phần công trình nghiên cứu đề xuất cải tiến tiếng Việt, trước những ý kiến phản đối gay gắt, PGS.TS Bùi Hiền vẫn điềm tĩnh cho rằng phản ứng này là bình thường, nhất là khi công trình chưa hoàn thành. Chính ông lúc cũng chia sẻ: "Nếu tự dưng nhìn chữ cải tiến, tôi cũng thấy ngớ ngẩn".
Tuy nhiên, nhà khoa học này giữ quan điểm dù các nhà quản lý chưa có chủ trương áp dụng phương án cải tiến chữ quốc ngữ nào thì việc ông nghiên cứu dưới góc độ khoa học và mang tính cá nhân... là quyền của ông.
Ông cũng nhấn mạnh, bản thân đã dành hơn 40 năm nghi.ên cứu công trình khoa học này và trải qua nhiều khó khăn, để có được văn bản hoàn thiện và ông cảm thấy rất mãn nguyện. Còn trước ý kiến bình luận thiếu thiện chí, thậm chí ác ý, ông cho rằng là chuyện bình thường bởi sẽ có người hiểu, có người chưa hiểu. Ông cũng tự đán.h giá việc nghi.ên cứu khoa học của mình mang tính thử nghiệm, ai thích có thể sử dụng.
Nói là làm, PGS Bùi Hiền tiếp tục nghi.ên cứu để công trình cải tiến chữ quốc ngữ của mình trở nên hoàn thiện nhất. Vào tháng 12.2017, ông đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả từ Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cho tác phẩm Cải tiến chữ quốc ngữ.
Đầu năm 2018, ông đã chuyển tác phẩm Truyện Kiều gồm 3.254 câu thơ lục bát sang chữ viết cải tiến của mình và tự in thành sách. Cuối năm 2018, cháu nội của PGS-TS Bùi Hiền là Bùi Tiến (tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội) đã cùng một người bạn thân làm tặng ông nội mình phần mềm chuyển đổi 'tiếw Việt', giúp việc chuyển đổi các tác phẩm văn học hay báo chí sang chữ cải tiến chỉ sau một vài thao tác.
Bày tỏ quan điểm về công trình nghi.ên cứu này của PGS Bùi Hiền, nhà giáo Nguyễn Trọng Bình từ Cần Thơ chia sẻ: 'Trên thực tế chẳng có công trình nghiên cứu nào mà không thuộc về một hai một vài cá nhân nào đó?
Một khi Phó giáo sư Bùi Hiền đã quyết định công bố rộng rãi công trình của mình thì đó không còn là vấn đề của cá nhân ông nữa mà là vấn đề của xã hội. Vì đề xuất của ông có nguy cơ gây ảnh hưởng đến toàn dân tộc.
Ngoài ra, tuy hiện tại Phó giáo sư Bùi Hiền không sử dụng ngân sách nhà nước để ngh.iên cứu nhưng cũng nên nhớ rằng Phó giáo sư Bùi Hiền luôn miệng khẳng định mình là nhà khoa học và ông đã ngh.iên cứu công trình này 40 năm rồi.
Điều đó cũng có nghĩa cái nền tảng tri thức để ông trong tư cách một nhà khoa học với học hàm Phó giáo sư và học vị Tiến sĩ trong 40 năm qua thực ra cũng từ ngân sách Nhà nước mà ra. Chỉ có bác nông dân cả đời làm ruộng mới không nợ kinh phí của nhà nước mà thôi".
Có thể thấy, từ khi đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của Phó giáo sư Bùi Hiền được công bố cho đến nay đã vô tình gây ra sự phân hóa và chia rẽ giữa những người ủng hộ và phản đối ông.
Sinh thời, ông là giảng viên tiếng Nga, nhà nghi.ên cứu ngôn ngữ tiếng Nga. Ông từng là Phó Hiệu trưởng của Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (nay là trường Đại học Ngoại ngữ , Đại học Quốc gia Hà Nội).
Năm 1953, ông được cử sang Trung Quốc để học tiếng Nga. Sau 2 năm học, năm 1955, ông tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, Khoa tiếng Nga ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trở về nước, ông được giao phụ trách ban tiếng Nga của trường Ngoại ngữ mới thành lập ở Hà Nội. Năm 1967, trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được thành lập, Bùi Hiền phụ trách khoa Tiếng Nga của trường này.
Từ năm 1969 đến năm 1972, ông làm nghi.ên cứu sinh phó tiến sĩ ngành tiếng Nga ở Liên Xô, ông bảo vệ luận án với kết quả xuất sắc ở Trường ĐH Tổng hợp quốc gia Moskva M.V. Lomonosov.
Sau đó, ông trở về nước tiếp tục công tác tại Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1974 ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Thời gian sau, ông được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1993.
Suốt mấy chục năm nghỉ hưu và trong những năm cuối đời, PGS-TS Bùi Hiền vẫn miệt mài đọc sách, nghi.ên cứu và luôn tâm huyết với việc cải tiến chữ quốc ngữ. Ông viết nhiều bài như "Vai trò của chữ quốc ngữ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", "Cẩm nang chữ quốc ngữ cải tiến"...
Article printed from VGT TV: https://vgt.vn
URL to article: https://vgt.vn/pgsts-bui-hien-cha-de-cai-tien-tieq-viet-khien-du-luan-day-song-vua-qua-doi-ihyes-20250512t7439745/
Click here to print.
Copyright © vgt.vn - All rights reserved.