Ngày Từ Hi Thái hậu ra đời có hiện tượng lạ và lời tiên tri đáng sợ ứng nghiệm
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Những điều diễn ra trong cuộc sống thường ngày của các nhân vật có tiếng ở Tử Cấm Thành cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn, bao gồm cả những món ăn xa hoa của các vị hoàng đế Trung Quốc.
Tử Cấm Thành nổi tiếng là quần thể cung điện hoành tráng nhất ở Bắc Kinh, từng là trung tâm chính trị và cũng là nơi ở của hoàng thân quốc thích thời nhà Minh và nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.
Là chốn uy nghiêm dành cho Hoàng đế, Phi tần nên rất ít dân thường được bước chân vào và được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Do đó, cuộc sống bên trong cung cấm luôn là một bí ẩn.
Bằng chứng là nhiều thập kỷ sau sự sụp đổ của nhà Thanh (năm 1924), khi Tử Cấm Thành bắt đầu mở cửa cho người bên ngoài vào tham quan và nghiên cứu, vẫn có rất ít thông tin về cuộc sống từng diễn ra bên trong khu hoàng cung cấm địa này. Đặc biệt là những "cực phẩm mỹ vị" trong bữa ăn hằng ngày của các vị hoàng đế.
Đáng nói, hầu hết các tài liệu cổ có thể cung cấp thông tin về chủ đề này đã bị niêm phong. Nhà sử học Zhao Rongguang là một trong số ít người cuối cùng, và có thể là người duy nhất, đã tiếp cận và nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các tài liệu đó trước khi chúng bị cất giữ.
Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng, nhưng ông Zhao vẫn kiên trì tới kho lưu trữ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc nằm ở cổng phía tây của Tử Cấm Thành vào những năm 1990.
Sau gần 40 năm nghiên cứu, ông Zhao tin rằng đã có sự am hiểu nhất định về cách thức ăn uống trong Tử Cấm Thành, dựa trên ba nhân vật lịch sử nổi tiếng xứ Trung, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thói quen ăn uống của hoàng gia; gồm vua Khang Hy, vua Càn Long và Từ Hi Thái hậu.
Đầu tiên, dưới sự cai trị của hoàng đế Khang Hy (1661 - 1722), nhà Thanh bước vào thời kỳ tương đối yên bình và thịnh vượng sau nhiều thập kỷ chiến tranh giữa các triều đại. Điều đó cũng dẫn đến một số thay đổi thú vị trong thực đơn bên trong Tử Cấm Thành.
Theo các tài liệu ông Zhao nghiên cứu, ban đầu, vào thời kỳ đầu nhà Thanh các món ăn truyền thống từ vùng đất du mục Mãn Châu ở đông bắc Trung Quốc luôn xuất hiện trên bàn ăn. Nhưng đến giữa thời Khang Hy, thực đơn của hoàng gia bắt đầu có sự thay đổi.
"Trên bàn tiệc của Khang Hy có rất nhiều món thịt nướng và những món ăn lạ, như t.inh h.oàn hổ. Người xưa cho rằng t.inh h.oàn hổ có tác dụng tăng cường sinh lý. Tôi tin rằng Khang Hy đã ăn rất nhiều vì theo ghi chép chính thức thì vị hoàng đế này đã săn hơn 60 con hổ trong suốt cuộc đời", ông Zhao cho hay.
Ngoài ra, nhà sử học còn cho biết thêm, món mào gà cũng xuất hiện trong bữa ăn của vua với mục đích tương tự. Nhiều món ăn của dân tộc Hán cũng xuất hiện trong bữa tiệc cung đình, điển hình như món mề vịt hầm.
Trà sữa là một trong những thức uống được ưa chuộng nhất hiện nay. Nhưng ít ai biết, đây cũng là thức uống hảo hạng khi hoàng đế Càn Long trị vì nhà Thanh (1735-1796).
Nhà sử học Zhao Guangrong cho rằng, đây là giai đoạn quan trọng thứ hai trong quá trình phát triển ẩm thực trong Tử Cấm Thành. Càn Long được cho là đã ghi chép lại thực đơn hàng ngày của mình một cách tỉ mỉ.
Các bút tích, vật dụng ăn uống của Càn Long hiện đang được trưng bày trong cuộc triển lãm "Cuộc sống ở Tử Cấm Thành" tại Bảo tàng Cung điện Hong Kong.
Trong số các hiện vật được trưng bày tại triển lãm có một chiếc ấm trà sữa bằng bạc có niên đại từ thế kỷ 18 hoặc 19. Chiếc ấm trà được sơn công phu với những họa tiết rồng mạ vàng, cho thấy trà sữa là thức uống chính và sang trọng của người Mãn Châu.
Theo bà Chiang, trà sữa muối phản ánh nguồn gốc người Mãn Châu và là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của hoàng gia nhà Thanh. "Ngay cả khi Càn Long vi hành đến vùng Giang Nam (phía nam sông Dương Tử, nơi hiện nay là Hàng Châu và Thượng Hải), ông đã thuê một bậc thầy pha trà sữa từ Mông Cổ để pha trà sữa cho ông mỗi ngày", bà nói.
Và một trong những món không thể thiếu ở Tử Cấm Thành vào những tháng mùa đông là lẩu. Ngày nay, một chiếc nồi tráng men từng phục vụ món lẩu trong triều đình còn được trưng bày tại bảo tàng Cố Cung ở Hong Kong.
Nhà nghiên cứu Zhao thông tin thêm, thực đơn thường được trình lên hoàng đế vào đêm hôm trước để phê duyệt. Thực đơn cung đình vào thời Càn Long cũng ngày càng tinh tế và đa dạng. "Một trong những món ăn thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của Càn Long là đuôi hươu Sika, ngoài ra còn có hươu châu Á, chim trĩ hay canh tổ yến", ông nói.
Là người nắm giữ quyền lực thực sự trong giai đoạn cuối của thời kỳ nhà Thanh, Từ Hi Thái Hậu được biết đến với lối sống xa hoa và ưa chuộng những món ăn tinh tế của người Hán. "Đó là thời kỳ xa hoa nhất trong triều đại nhà Thanh. Bữa ăn hàng ngày của hoàng gia tăng từ 18 đến 23, rồi lên 25 và 28 món", ông Zhao cho hay.
Từ Hi cũng là một người thích náo nhiệt, thường xuyên tổ chức các bữa tiệc nghi lễ. Có những loại tiệc hoàng gia khác nhau được tổ chức tại Tử Cấm Thành trong suốt nhiều thế kỷ.
Hình thức mang tính biểu tượng nhất trong số đó là tiệc Thiên An Yến, kết hợp hai loại tiệc chính trong quá khứ, tiệc theo phong cách Mãn Châu với nhiều thịt quay và tiệc theo phong cách Hán với canh tổ yến và hải sản.
"Các bữa tiệc theo phong cách tổ yến có nhiều loại hải sản quý hiếm như vây cá mập, hải sâm, sò điệp khô và môi cá. Thịt quay thường là thịt heo và vịt", ông Zhao nói.
Mỗi bữa tiệc này bao gồm hai món lẩu, bốn bát lớn đựng món chính, hai đĩa vịt quay Bắc Kinh thái lát hoặc heo sữa quay, bốn bát nhỏ và sáu đĩa thức ăn đi kèm, bốn loại bánh ngọt và bánh bao, một loại mì, một loại súp và một đĩa trái cây.
Hậu duệ đời thứ 5 của Từ Hi Thái Hậu: Diện mạo y đúc, tài năng xuất chúng An Nhi14:28:52 09/08/2024Cháu gái đời thứ 5 của Từ Hi sở hữu nhan sắc mượt mà được đ.ánh giá trẻ hơn t.uổi bất chấp thời gian và có đường nét gương mặt rất giống với Từ Hi trong những bức ảnh cũ.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
20 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo