YouTuber Toán Trần "xọ khám" 6 tháng vì bênh vực Tịnh thất Bồng Lai bất chấp
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nguyễn Minh Phúc (ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) có đến chùa Hoằng Pháp, xin được ở lại chùa cũng như xin chùa giúp đỡ việc ăn học vì hoàn cảnh gia đình của Phúc khó khăn. Với tinh thần từ bi của đạo Phật, chùa đã nhận chú Phúc vào chùa ăn học. Trong thời gian ở chùa Hoằng Pháp, chú Phúc có Quy Y Tam bảo, lấy pháp danh là Tịnh Phú.
Liên quan đến việc trên mạng xã hội youtube tràn lan những video về " thầy chùa ăn thịt chó" gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây, theo một nguồn thông tin cho hay, nhiều cơ quan chức năng huyện Củ Chi, TP.HCM đã phối hợp vào cuộc để điều tra, xử lý về những cá nhân có liên quan đến những video này. Thượng tọa Thích An Thường - Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi vừa cho biết đã có báo cáo gửi Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM về kết quả xác minh người đàn ông tự nhận là "Đại đức Thích Tâm Phúc" và xưng là "Trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương" được đăng tải nhiều trên các mạng xã hội (Facebook, Youtube).
Cụ thể theo báo cáo, thời gian qua dư luận xôn xao vì trên mạng xã hội thường xuyên xuất hiện những đoạn clip về một nhà sư tự nhận là "Đại đức Thích Tâm Phúc". Người này thường nói năng tục tĩu, và phát ngôn "nhà sư nhận tất cả các loại thịt động vật", trái với truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam khiến Phật tử bức xúc, phẫn nộ.
Theo xác minh người đàn ông trong video chính là Nguyễn Minh Phúc (ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM), hay mặc áo tu sĩ Phật giáo, ăn các loại thịt, trong đó có thịt chó. Thậm chí, ở 1 video, ông Phúc vừa bê bát, gắp miếng thịt vừa nói: " thầy chùa ăn thịt chó, cực kỳ ngon... quá xá là ngon". Ở một khung cảnh khác, ông Phúc nói: "...Vẫn ăn thịt cá bình thường, chỉ Rằm mùng 1 các thầy ăn cùng phật tử là ăn chay. Riêng một số chùa... ban ngày đãi phật tử cũng đãi đồ chay, nhưng các thầy cũng có ăn mặn bình thường".
Nghiêm trọng hơn nữa, ông Phúc còn được ghi lại cảnh đánh nhau, phát ngôn rằng người tu cũng được ăn thịt chó. Để đạt nhiều lượt xem (view) và thích (like) trên YouTube nhằm mục đích kiếm tiền. Ông Phúc còn xưng "thầy" ở trong đoạn video. Rất đông các Youtuber đã liên tục đăng tải hàng trăm đoạn clip ghi hình ông Nguyễn Minh Phúc cùng những phát ngôn, việc làm phản cảm của người này. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hơn 500 video đăng tải xoay quanh câu chuyện nói trên.
Liên quan đến việc phát tán các clip có nội dung xuyên tạc lên mạng xã hội, Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi cũng đề nghị Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM có văn bản gửi Sở Thông tin và truyền thông, Công an TP.HCM tổ chức xác minh, xử lý những kênh Youtube đăng tải các clip phát ngôn của ông Nguyễn Minh Phúc trái với truyền thống và xuyên tạc Phật giáo theo quy định của pháp luật. UBND huyện Củ Chi cũng kiến nghị Sở Thông tin - Truyền thông, Công an TPHCM xử lý các kênh Youtube đã đăng tải các video clip phát ngôn trái với truyền thống Phật giáo, xuyên tạc Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc.
Hiện tại đã có 5 Youtuber được mời làm việc và đề nghị thực hiện việc tháo bỏ thông tin không chính xác. Trong đó có hình ảnh đánh nhau, dùng lời lẽ tục tĩu...
Qua xác minh, đối tượng Nguyễn Minh Phúc giả danh tu sĩ Phật giáo. Căn nhà số 174/13A ấp Láng Cát là nhà người này để ở, không phải cơ sở thờ tự tôn giáo, không có cơ sở gọi là Chùa Hoằng Pháp Trung ương.
Địa chỉ này trước đây có đăng ký thành lập 6 doanh nghiệp do ông Nguyễn Minh Phúc làm người đại diện pháp luật nhưng không hoạt động. Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã có quyết định thu hồi tất cả giấy phép thành lập doanh nghiệp tại địa chỉ này.
Thượng tọa Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TP.HCM) cho biết, Nguyễn Minh Phúc (ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) có đến chùa Hoằng Pháp, xin được ở lại chùa cũng như xin chùa giúp đỡ việc ăn học vì hoàn cảnh gia đình của Phúc khó khăn.
Với tinh thần từ bi của đạo Phật, chùa đã nhận chú Phúc vào chùa ăn học. Trong thời gian ở chùa Hoằng Pháp, chú Phúc có Quy Y Tam bảo, lấy pháp danh là Tịnh Phú.
"Sau 3 - 4 năm chú Phúc trở về nhà, nhà chùa cũng không biết chú Phúc làm gì. Một thời gian sau, chú Phúc có nói là thăm một số chùa ở nhiều nơi, sau đó chú Phúc tự cạo đầu, tự mặc pháp phục của người xuất gia và tự đặt tên là Thích Tâm Phúc. Đồng thời chú Phúc còn tự nhận là trụ trì chùa Hoằng Pháp, tự in danh thiếp cho mình.
Khi biết được sự việc, chùa Hoằng Pháp đã lên tiếng thì người này bày tỏ sự sám hối, đồng thời hứa sẽ không tái phạm", Thượng tọa Thích Chân Tính nói.
Ông Phúc rời chùa đi "hết chỗ này tới chỗ kia". Sau đó trở về nhà dựng lên "ngôi chùa" Ngộ Chân Tử - chính là căn nhà mà người mẹ của ông Phúc đang ở. Thượng tọa Thích Chân Tính có liên lạc với Phúc nói không được lấy tên Hòa thượng Ngộ Chân Tử để đặt cho chùa của mình. Phúc sau đó đổi tên "chùa" của Phúc là Ngộ Chân Tự (chỉ khác một từ).
Trưởng phòng văn hóa huyện Củ Chi cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh, UBND huyện Củ Chi đã chỉ đạo đơn vị xuống nhà ông Phúc và yêu cầu tháo dỡ các bảng hiệu treo tại nhà ghi là chùa Hoằng Pháp Trung Ương và tượng Phật.
"Khi cơ quan chức năng xuống xử lý, người này cũng chấp hành tháo dỡ, khi hỏi về giấy tờ thì ông Phúc cho biết đang trong thời gian chờ làm giấy tờ. Do người này không có giấy phép hoạt động nên cơ quan chức năng không cho phép hoạt động ở địa phương."
UBND huyện Củ Chi cũng đã triệu tập nhiều cuộc họp với sự tham dự của đại diện các cơ quan chức năng: UBMTTQ huyện, Công an huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Tư pháp, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Văn hóa và Thông tin, Chi cục Thuế và UBND xã Tân Phú Trung cùng Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi để xử lý.
Ngoài ra, Văn phòng II Trung ương GHPGVN cũng đã xác nhận các giấy tờ tu học của Nguyễn Minh Phúc đều là giả mạo, do người này tự làm. Các huân chương, huy chương, bằng khen của trung ương, qua tra xét danh sách khen thưởng lưu trữ tại Ban Thi đua - Khen thưởng không có tên ông Nguyễn Minh Phúc và cơ quan chức năng khẳng định do ông Phúc tự làm giả.
Các youtuber có đang tiếp tay cho hành vi sai trái?
Từ những video "thầy chùa ăn thịt chó" có thể thấy rằng, có phải các youtuber đang cổ xúy cho những hành động trái với đạo đức xã hội. Chưa hết, ngoài ra còn có rất nhiều video chứa những nội dung bạo lực, đánh đấm kiểu giang hồ, tự làm nhục bản thân, ăn thịt động vật quý, mua bán súng, vũ khí nguy hiểm. Thậm chí có những kênh còn cố tình hớ hênh, ăn mặc khiêu gợi để câu view.
YouTuber về bản chất là những người làm clip mang nội dung sáng tạo để chia sẻ cho cộng đồng. Vậy nhưng có một bộ phận các YouTuber lại sáng tạo ra những clip phản cảm, gây hại, lố bịch. Những đoạn video triệu view có thể mang về cho các chủ kênh số tiền lớn nhưng liệu họ có vui vẻ với số lợi trên khi nhận không ít lời chỉ trích của cộng đồng mạng và tiếp tay làm suy đồi văn hóa.
Thời gian gần đây, Google cũng khá mạnh tay trong việc xóa sổ các kênh YouTube có nội dung không lành mạnh. Riêng YouTube đã có chính sách tắt tính năng kiếm tiền đối với các video, các nội dung và tiêu đề có nội dung phản cảm, bạo lực dù lượt xem lên đến hàng ngàn hay hàng triệu view. Đây là cách YouTube hạn chế những video mang tính tiêu cực.
Một con số không nhỏ là có đến 8.000 video độc hại đã bị ngăn chặn và gỡ bỏ trên YouTube theo yêu cầu của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử từ đầu năm 2018 đến giữa năm 2019 sau quá trình làm việc với đại diện Google. Tuy nhiên, lượng video độc hại mới vẫn tăng lên từng giờ.
Điều đó cho thấy dù chính sách của YouTube có chặt chẽ như thế nào đi nữa thì vẫn không thể rà soát kịp thời hết tất cả video mang tính phản cảm thuộc về phạm trù đạo đức, chẳng hạn như chuyện YouTuber đổ trứng, đổ nước mắm lên đầu mẹ để câu view. Do đó, người xem có vai trò rất lớn trong việc ngăn chặn tình trạng này.
Mối tương tác giữa các YouTuber và người xem là mối quan hệ cung-cầu, có cầu mới có cung. Tâm lý người xem luôn cảm thấy tò mò, thích thú với những nội dung mới, độc, lạ và sẵn sàng nhấn chuột vào xem, thậm chí chia sẻ những nội dung xấu chỉ vì thỏa trí tò mò. Dù không có ý cổ súy, thậm chí người xem còn lên án các video câu view bẩn nhưng hành động nhấn chuột vào xem, chia sẻ các đoạn video xấu đã gián tiếp lan truyền những nội dung gây hại đến cộng đồng.
Những mối nguy khôn lường từ các video "bẩn" trên Youtube
Một điểm chung của nhiều video "bẩn" và nhảm nhí trên Youtube đó là thường có rất nhiều lượt xem, nhưng lượng lớn người xem là trẻ em và trẻ vị thành niên. Một nguyên do khiến những video "bẩn" này thu hút nhiều trẻ em là vì chúng thường có tiêu đề khơi gợi trí tò mò và hình ảnh đại diện được thiết kế một cách bắt mắt, để ngay cả những trẻ em chưa biết đọc khi xem Youtube cũng cảm thấy tò mò và hấp dẫn để bấm vào xem.
Dù có nội dung "bẩn" và gây nguy hại cho trẻ em, chủ các kênh Youtube này thường không bật chế độ giới hạn trẻ em cho video của mình vì điều này sẽ khiến giảm lượng tương tác của video, từ đó sẽ giảm lượng xem của các video này. Do vậy, không quá khó để bắt gặp những video với nội dung "bẩn" và nhảm nhí xuất hiện ngay trên trang chủ Youtube hoặc ở các khu vực gợi ý.
Nếu để trẻ em và thiếu niên tiếp cận với những video "bẩn" như video "thầy chùa ăn thịt chó" trên Youtube sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, khi những đứa trẻ đó còn ở độ tuổi thích khám phá và chưa đủ nhận thức chín chắn.
YouTuber "mới nhú" đổ keo 502 vào hàng loạt ổ khoá nhà dân, để lại mảnh giấy kêu gọi đăng ký kênh Jennie08:22:10 18/08/2022Khi vụ việc được fanpage Tuổi trẻ Công an TP Đà Nẵng chia sẻ, nhiều người dùng cho biết tình trạng bị xịt sơn, dán giấy quảng cáo cho kênh YouTube nêu trên đã xuất hiện hơn 1 năm, ở nhiều khu vực của TP Đà Nẵng
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo